Hành trình của những nguồn vui

Translate

Skype Me™!

Thông tin du lịch

con người Đà Lạt

Khi đề cập đến con người Đà Lạt nhiều nhà nghiên cưú dân tộc học cho rằng : thật ra không có con ngươì đà lạt đơn thuần mà đó là sự hội tụ tinh hoa của con người từ moị miền đất nước, là tổng hoà khí chất không chỉ các dân tộc bản xứ và 3 miền Bắc – Trung- Nam Việt Nam mà còn có cả Trung Hoa và Tây Au
Ngược dòng lịch sử và nhận diện con người Đà Lạt hôm nay, chúng ta có thể bắt gặp điều đó .Trong bản thân họ luôn có vẻ tôn trọng lẫn tế nhị, thanh lịch của ngươì bắc nét trầm mặc suy tư cần cù lao động cuả ngươì miền trung vẻ thật thà, đôn hậu trọng tình nghiã cuả ngươì miền nam cũng như cách giao tiếp khéo léo cuả người hoa và lối ăn mặc lịch sự cuả người tây âu
Cho tới bây giờ cũng chưa ai lý giải được 3 tộc người Lạch- Chil-Srê có mặt tại đà lạt tự lúc nào mà chỉ ước đoán họ xuất hiện trên thành phố cao nguyên này cách đây 4,5 thế kỷ vào thời hưng thịnh nhất của vương quốc chămpa. Sự xuất hiện một số di chỉ đá mài ngay đèo Pren gần đây cho thấy từ rất xa xưa Đà Lạt đã có ngươì ở nhưng những người này có quan hệ gì với người lạch-Chil-Sre hay với người kinh thì phải chờ các công trình nghiên cúu khoa học ngày nay mới co thể xác định được
Dẫu rằng mỗi tộc người có một phong tục – ngôn ngữ - tập quán và tự cho mình một điạ bàn cư trú khác nhau, nhưng những gì còn tồn tại ngày nay đã góp phần khẳng định Đà Lạt có một tính chất rất riêng khó nhầm lẫn vơí các điạ phương khác
ØNếu ba tộc ngươì anh em Lạch- Chil-Srê chọn phía tây nam và tây bắc cuả thành phố để tụ cư thì phần lớn người Đà Lạt gốc bắc lại chọn các quả đồi và thung lũng quanh các khu ngoại ô thành phố như : ấp Hà Đông –Nghệ Tĩnh-Du sinh để làm ăn.
ØNgười Thưà Thiên –Huế chọn lòng chảo quanh ấp Anh Sáng gần Hồ Xuân Hương để cư ngu.
 mỡØNgười Quảng Nam – Quảng Ngãi – Bình Định thì chọn những vùng đất màu quanh thành phố như Xuân Trường – Xuân Thọ định cư .
 khuØNgười hoa lấy Hoà Bình – đường Phan Đình Phùng đề sinh sống .A6 u chọn các qủa đồi xinh đẹp nằm rãi rác trong thành phố để an cư xây dựng càc biệt thư làm cho thành phố thêm đa dạng và phong phú .
Ngày nay theo con đường Đà Lạt theo con đường dốc quanh co gần 20km về hướng tây nam chúng ta sẽ gặp ngay bà con Srê – Chil –Lạch với cuộc sống chuyên canh lúa nước trồng cà phê và hoa màu thuộc xã Tà Nưng có diên tích 55,91 km2 với 1593 người dân, trong đó với 2/3 là ngươì Chil (587 ngươì), Lạch (347 người) – 290 người Srê. Nếu đi về hướng Tây Bắc của thành phố chúng ta sẽ đặt chân đến Đania (huyện Lạc Dương ) và sẽ bắt gặp nhưng buôn cuả người L ạch , ngươì Chil tại đây
Người Đà Lạt Gốc Miền Bắc
Theo con số thống kê chưa đầy đủ người Đà Lạt gốc Bắc trên thành phố cao nguyên hiên nay chiếm khoảng 50% số dân toàn Đà Lạt. Điều đó cũng phù hợp với tiến trình phát triển lịch sử xây dựng thành phố .Để xây dựng thành phố nghỉ dưỡng tuyệt đẹp ngày 6-1-1916 toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ đã quyết định biến Đà Lạt thành tỉnh lỵ cuả tỉnh Labiang và cho cấp tốc xây dựng cơ sở hạ tầng như : khách sạn Lanbiang 1916 nhà máy điện 1919 ngăn dòng suối Lạch để tạo thành thắng cảnh hồ lớn năm1919 – làm đường xe lửa răng cưa lên Đà Lạt 1920 –xây dựng một số trường tiểu học - ngân khố –bưu điện ... để thu hút ngươì dân khắp mọi miền đất nước đến Đà Lạt cư ngụ nhằm góp phần xây dựng thành phố . Năm 1923 dự án thiết kế đô thị cuả kiến trúc sư Hébrard được thông qua với qui hoạch phát triển dân cư Đà Lạt về phía Tây Bắc và Đông bắc cuả Hố Lớn đã đánh giá một bước phát triển của cư dân Đà Lạt.
Cho tới bây gìơ nhiều người vẫn còn nhớ năm 1931 -1932 đã có hàng chục hộ miền bắc tiềm đến Đà Lạt làm ăn sinh sống tại trại chăn nuôi bò sưã cuả pháp tại Đankia
Nhằm thực hiện ý định của toàn quyền đông pháp , ông Trần Văn Lý quản đạo Đà Lạt lúc bầy giờ, đã thống nhất với các ông Hoàng Trọng Phu-Lê Văn Định và một vài viên chức khác di dân ở Bắc Kỳ vào thành phố. Đầu tiên, vào năm 1938, có 33 người thuộc các làng : Ngọc Hà-Quảng Nam-Nghi Tàm-Xuân Tảo-tây Tựu và Vạn Phúc thuộc tỉnh Hà Đông cũ được di cư vào D9à Lạt để trồng rau và lập nên ấp Hà Đông.
Trong suốt 4 năm (Từ 1939->1942), do thiếu công nhân để xây dựng và khai hoang nên nhiều vườn ở Đà Lạt đã ra tận các tỉnh ngoài Bắc như : Nam Định-Hà Nam-Hải Dương-Hưng Yên-Bắc Ninh tuyển thêm lao động. Số ngươì này phần lớn đã quyết định ở lại Đà Lạt làm ăn khi hết hợp đồng.
Đền năm 1940, ông Phạm Khắc Hoè-quản đạo Lâm Viên lúc bấy giờ (ngươì Nghệ Tĩnh), sau mấy lần đến thăm ấp Hà Đông, nhận thấy bà con làm ăn được nên mới về quê bàn với ông Nguyễn Thái Hiến đưa một số gia đình trong dòng họ, thân quen của mình tứ Nghệ Tĩnh vào Đà Lạt để lập nghiệp. Việc chuyển cư này được tiến hành rất nhiều đợt, chính ông Phạm Khắc Hòe đã bố trí, giúp đỡ cho họ ổn định cuộc sống và xây dựng nên ấp nghệ tỉnh vào năm 1940 với diện tích 36 ha. Lúc đầu bà con Nghệ Tĩnh vào đà lạt ban ngày phải làm thuê, chiều về vỡ đất khai hoang trồng rau. Chỉ sau một vài năm, họ đã có trong tay một cơ ngơi rộng lớn và bắt đầu chuyển hẳn qua nghề làm vườn, chuyên trồng cây Atisô và dâu tây để cung cấp cho người Pháp và các chợ.
Từ năm 1954 trở đi, nhiều trại định cư của bà con Thiên Chúa Giáo từ các nơi như : Hà Nội-Hà Đông-Bắc Ninh-Hà Nam Ninh-Thái Bình được xây dựng tại Đà Lạt. Thế là xuấthiện các ấp : Du Sinh-Thánh Mẩu-Đa Minh-Đa Thiện...
Cuối tháng 3, đầu tháng 4 được sự giúp đỡ của linh mục Mạnh Trọng Bích, khoảng 4000 bà con thiênchúa giáo của làng :Nghi Yên-Cầu Khống thuộc huyện Đức Thọ-Hà Tĩnh mới di cư vào Đà Lạt. Ngày 22-5-1955, bà con đến nơi và lập nên ấp tah1nh mẫu. Cũng vào thời điểm đó, hơn 3000 giáo dân ở Hải Phòng-Nam Định-Hà Nội-Thái Bình-Bắc Ninh được linh mục Đỗ Ngọc Bích đưa vào quả đồi thông gần trại định cư giải tán, cuộc sống quá khó khăn, một số gia đình (khoảng 2000người) đã tản mác xuống Đồng Nai và một số nơi khác. Số còn lại quyết bám trụ và sau đó trở thành một bộ phận dân cư của khóm Nam Thiên bây giờ.
Năm 1957, khoảng 600 giáo dân của làng Phát Diệm được linh mục Mai Đức Thạc đưa vào vùng cầu đất lập nghiệp. Lúc đầu họ nhận làm sở trà cầu đất nhưng sau đó vì đời sống quá vất vả nên đã có 60 hộ lần lượt bỏ đi nơi khác, chỉ không còn quá 20 hộ ở lại.
Nói đến những người dân đà lạt gốc Bắc còn phải kể đến bà con ở ấp Tùng Lâm-Kim Thạch, đa số là người Hà Đông-Hà Nội được các linh mục đưa đến đây để sinh cơ lập nghiệp.
Từ năm 1957->1975, số dân miền Bắc đến Đà Lạt nhập cư không đáng kể, chỉ từ sau năm 1975 đến nay mới thật sự đông đúc do Đà Lạt tiếp nhận một số bà con từ các tỉnh phía Bắc vào làm ăn sinh sống, công tác trong các ngành của tỉnh và thành phố. Bên cạnh đó, số bà con đi xây dựng vùng kinh tế mới Lâm Hà chuyển đến Đà Lạt vả nhận nơi này làm quê hương thứ 2 của mình.
Thực tế, cho thấy rằng người Đà Lạt gốc Bắc có ảnh hưởng đến phong cách của người Đà Lạt vì họ chiếm số lượng khá đông và trong họ có một truyền thống văn hiến lâu đời-lễ nghi-phong tục-tập quán truyền thống. Chính điều đó đã góp phần tạo nên sự phong phú về văn hóa cho cư dân Đà Lạt . phải thừa nhận rằng người Đà Lạt xưa nay vốn có phong cách tế nhị-thanh lịch nhẹ nhàng-tiếng nói giàu âm sắc là nhờ ảnh hưởng khá lớn của người gốc bắc nói chung và người Hà Nội-Thủ Đô của một đất nước 4000 năm văn hiến nói riêng.
Bên cạnh đó, tính cần cù-chịu khó của người nghệ tĩnh cũng đã ăn sâu vào tiềm thức ngươí dân đà lạt, vì hơn ai hết, do xuất thân từ vùng quê nghèo khó-bỏng rát gió Lào ; khi đặt chân đến Đà Lạt, những con người Nghệ Tĩnh đã quyết tâm cố gắng làm ăn-tạo ra một ấp Nghệ Tĩnh giàu có và khẳng định được chỗ đứng trong cộng đồng dân cư Đà Lạt hôm nay.
Người Đà Lạt Gốc Thừa Thiên Huế
Trong những năm 1930, vì nạn sưu cao thuế nặng, cũng như sư o ép hà khắc cuả chế độ phong kiến và tình trạng đất đai cằn cõi những đoàn người Thưà Thiên -Huế đầu tiên đã tìm vào Đà Lạt để kiếm sống sinh nhai . Sau đó họ về lại quê nhà đùm túm vợ con và rủ người thân thích lên vùng đất tốt tươi thiên nhiên ưu đãi con người này để an cư lập nghiệp. Họ tập trung cư ngụ quanh khu vực trung tâm thành phố và dọc theo Hồ Lớn đề trồng rau và buôn bán và hình thành ấp Anh Sáng vào năm 1952 . Một trong những người sáng lập là ông Cao Minh Hiễụ thị trưởng cuả Đà Lạt và cái tên ấp Anh Sáng là do ông đặt ra từ phong trào Anh Sáng của nhóm tự lực văn đoàn.
Nhiều cụ già kể lại : vào năm 1930 nơi đây chỉ có từ 5 đến 6 gia đình người làng Kế Môn – Phước Yên vào sinh sống với những căn chòi tranh vách lá đơn sơ. Ba anh em ông Cao Quang Kì – Cao Quang Chướng và Cao Xá là những bậc tiền bối đã có công khai sơn phá thạch vỡ hoang vúng đất này. Sau đó hàng chục hộ gia đình từ Thừa thiên – Huế thấy việc sinh sống ở đây có nhiều thuận lợi và dễ dàng nên mới kéo về đây làm ăn ngày một đông đảo.
Năm 1946 do chiến tranh nhiều gia đình bà con thừa thiên –Huế ở ấp Anh Sáng nói riêng và dân đà lạt nói chung phải tản cư đi nơi khác. Cuối 1947 họ mới dần hồi cư quê cũ . Đến năm 1952 khi thành lập và đặt tên chính xác là ấp Anh Sáng lúc bấy giờ cũng chỉ có 36 nóc nhà gia đình được xây dựng trên lô đất bằng phẳng ven sườn đồi theo hình chữ A mái ngói – vách gỗ rộng 7,5m – dài 12m chia thành hai dãy cách nhau một lối đi mỗi nhà cách nhau 4m tạo thành một khu vực thị trấn nhỏ xinh. Đến 1893 thì dòng điện chính cho bà con ấp ánh sáng sử dụng
Mấy năm sau do những biến cố chính trị nhiều người thưà thiên – Huế lo lắng trứớc cảnh chiến tranh ác liệt ở quê nhà nên lần lượt kẻ trước người sau kéo nhau vào Đà Lạt và họ cùng tập trung vào ấp Anh Sáng làm cho ấp này phát triển lên ngày càng trăm hộ . Năm 1955 – 1956 một số hộ bị giải tỏa họ mới rủ nhau về Thái Phiên xin cấp đất làm vườn . Một số khác lên dọc khu Hoà Bình để buôn bán . Người Thừa Thiên Huế vào Đà Lạt mang theo cả phong tục và tập quán cưới hỏi, ma chay, đình đám , hội hè càch ăn mặc chịu ảnh hưởng cuả lê 4 nghi cung đình huế vào thành phố Cao Nguyên. Người Thưà Thiên Huế thường làm nhà thờ họ – tế tư – giỗ chạp theo chu kỳ nhằm thắt chặt mối tình tương thân tương ái giữa không chỉ những người đồng hương trên quê mới cuả mình mà còn gắn bó với bà con dòng họ chốn quê nhà .
Họ thường rất kỹ tính trong mọi việc từ cung cấp làm ăn đến sinh hoạt hằng ngày. Chiếc áo dài, chiếc nón bài thơ xứ Huế cũng từ đó có đều kiện du nhập và trở thành phong cách của nữ sinh Đà Lạt.
Người Đà Lạt Gốc Quảng Nam – Quảng Ngãi- Bình Định – Phú Yên
Ngược dòng lịch sử chúng ta sẽ thấy những ngươì dân Quãng nam –Quãng Ngãi –Bình Định –Phú Yên đến Đà Lạt khá sớm.Họ có mặt từ năm 1920 khi người pháp tuyển mộ phu làm đường quốc lộ 1- 11- 20 và làm đường xe lưả Tháp Chàm –Đà Lạt . Tuy nhiên kể từ khi cầu Trà Đất lập năm 1927 thì những người gốc Nam –Ngãi- Bình Phú tập trung đông nhất. Phần lớn trong số họ đến đây để làm thuê cho các chủ đồn điền người Pháp và tranh thủ khai hoang lập vườn trồng rau .
Dân Nam-Ngãi-Bình- Phú tập trung đông nhất ở Trại Hầm-Tân Lạc –Xuân Thọ –Trại Mát– Xuân Trường. Năm 1929 làng Trường Xuân được thành lập .Từ năm 1936- 1940 làn sóng người dân Nam –Ngãi –Bình –Phú nhập cư vào thành phố này càng nhiều do điều kiện làm ăn ở quê nhà quá vất vả- khó khăn. Họ rủ nhau vào Đà Lạt lâp nghiệp và tập trung khá đông ở các khu như Nam Hồ- Nguyễn Siêu .... sinh sống bằng ngề làm vườn
Sau năm 1954 những ngươì dân ở Quãng Nam –Quảng Ngãi kéo vào Đà Lạt ngày một đông hơn . Nguyên nhân là các vùng quê hẻo lánh bị dịch “ tảo thanh” càn quét buộc phaỉ tản cư nên thất nghiệp .Trong số đó có một số cán bộ cách mạng do bị lộ hoăc do yêu cầu công tác để tránh sư khủng bố cuả chế độ Sài Gòn nên phải tìm vào Đà Lạt để làm thuê và hoạt động cách mạng. Họ mang theo cả gia đình, vợ con vào thành phố lập nghiệp và ở khắp nơi trong Đà Lạt từ các đường : Cao Bá Quát-Xuân Thọ-Sào Nam-Thái Phiên-Đa Lợi-Xuân Thành-Trại Mát-Đa Thiện....
Khác với người Bắc và người Thừa Thiên Huế, người Nam –Ngãi-Bình-Phú vào Đà Lạt không nhận được ân huệ, chiếu cố của chính quyền lúc bấy giờ mà (họ phải tự lực cánh sinh-xây dựng cuộc sống trên quê hương mới. Vì vậy, họ sống rất thực tế-không chú ý lắm đến hình thức và do xuất thên từ vùng đất có tinh thần thượng võ nên nhóm người này giàu ý chí-nghị lực và cá tính rõ ràng. Hay nói đúng hơn người Nam –Ngãi-Bình –Phú nhập cư vào đà lạt mang theo cả truyền thống bất khuất-kiên cường và nhiệt tình cách mạng. Từ đó, họ đã góp phần tạo nên phong trào cách mạng hào hùng của người Đà Lạt suốt mấy chục năm qua và hình thành nên phong cách “biết nâng hoa, cũng biết tát quân thù” của người dân Đa Thành.
Người Đà Lạt Gốc Hoa
Ngươì Hoa đến đà lạt cũng khá sớm từ những năm đầu thế kỷ XX. Thế nhưng, mãi đến năm 1935, số lượng người Hoa đến Đà Lạt để làm ăn và định cư mới thật sự rõ nét và đông đảo: 333 người. Những năm sau đó, số lượng tuy có tăng nhưng không đáng kể: năm 1944 có 360 người; năm 1952 tăng lên 752 người. Phần lớn trong số họ làm ăn trong các nghề như buôn bán-lao công-giúp việc nhà. Đến năm 1993, Đà Lạt có 2.385 người Hoa thuộc các tỉnh Quảng Đông-Hải Nam-Phúc Kiến-Triều Châu Và Sơn Đông đến Đà Lạt sinh cơ lập nghiệp. Bà con sinh sống chủ yếu ở các phường 1-2 và Xuân Trường. Số còn lại rải rác từ phường 3 đến phường 11. họ sinh sống chủ yếu bằng các nghề buôn bán- dịch vụ và các ngành tiểu thủ công nghiệp. Chính họ cũng đã góp tạo cho người Đà Lạt đặc tính khéo léo trong kinh doanh, đồng thời góp phần xây dựng thành phố này càng phát triển.
Người Pháp Ở Đà Lạt
Có thể nói, trong quá trình phát triển của thành phố, người Đà Lạt chịu ảnh hưởng không ít tính cách của người Pháp, bởi lẽ họ là những người đầu tiên khai sinh thành phố. Lịch sử vẫn còn ghi lại: sau chuyến thám hiểm của bác sĩ Alexandra Yersin và những người pháp đầu tiên đặt trưng lên cao nguyên Langbiang vào tháng 6-1893, đến năm 1989, ông Missigbrott quyết định ở lại lập một khu vườn rau cải và chăn nuôi gia súc ở Đankia. Tiếp theo, cùng với dự án xây dựng Đà Lạt thành một trung tâm nghĩ dưỡng của toàn quyền Đông Dương, các viên chức-binh sĩ cùng gia đình họ đã lên Đà Lạt định cư nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho các công sở, trường học. Bên cạnh đó, còn có những người pháp đến khai phá và xây dựng các nông trại ở Camly-Đankia-Sơn Trà-Cầu Đất. Trong những năm đầu xây dựng thành phố, số người Pháp nhập cư vào đà lạt không nhừng gia tăng; nếu 1935 chỉ có 470 người->năm 1952 lên đến 1217 người. Nhưng sau đó vì lý do khách quan, số người Pháp chọn đà đạt làm quê hương thứ 2 từng bước giảm dần chỉ còn 608 người năm 1955.
Trước năm 1945, phần lớn người Pháp đến Đà Lạt sống trong các biệt thự phía nam thác Camly-Hồ Lớn và cư xá Decoux (gần trường trung học Trần Hưng Đạo cũ). Sau đó, họ xây dựng hàng trăm biệt thự dọc đường trần hưng đạo ngày nay và rãi rác quanh viện Pasteur Đà Lạt. Người pháp sống ở Đà Lạt có quê quán từ Paris-Nomandie-Corse-Alsace-Lorraine đến Gascogne….Chính họ không những mang đến cho thành phố những giống hoa quyến rũ của quê hương họ mà còn tạo cho bộ mặt Đà Lạt mang dáng dấp của moat thành phố Châu Au thu nhỏ với những biệt thự xinh đẹp thấp thoáng trong hoa lá, thì thầm với ngàn thông-những mái nhà thờ và tháp chuông cao vút và bên trên có con gà Gôloa như những nhà thờ ở Pháp quốc. Họ còn để lại dấu ấn khó phai trong phong cách của người Đà Lạt: không bảo thủ-cố chấp-vă minh và lịch sự

Tin Tức - Các Chương Trình Tour