Ngôi nhà ma giữa đèo Prenn
Theo những người già sống lâu năm ở Đà Lạt thì ngôi biệt thự ma nằm ở đầu dốc Prenn được xây dựng vào năm 1912. Chủ nhân của ngôi biệt thự này là của một tên quan ba Pháp. Hắn nổi tiếng là một kẻ thích ăn chơi trác táng. Một đêm nọ, hắn vời một cô kỹ nữ rất đẹp đến. Trong cơn say, hắn muốn chiếm đoạt cô gái. Khi cô gái tìm cách chạy trốn, hắn rút súng chĩa vào cô. Cô gái gieo mình xuống lầu tự tử...
Lâu dần thỉnh thoảng vào ban đêm, các tài xế chạy qua đây vẫn thường bắt gặp một cô gái mặc đồ trắng toát từ phía dưới đi lên vẫy xe xin đi nhờ lên Đà Lạt. Đã có tài xế dừng lại đón. Họ thấy rõ ràng người con gái ấy đã bước lên xe, nói cười huyên thuyên, thế nhưng, vút một cái, chỗ ghế nơi cô gái ngồi bỗng nhiên trống không.
Có người lại kể rằng mấy tay tài xế taxi khi dừng để cô gái lên xe thì bỗng nhiên tay lái chao đảo. Và sau tiếng nói cười, nữ hành khách ấy bỗng nhiên biến mất. Rồi sau đó, người ta rỉ tai nhau rằng, cô gái này ngày xưa được viên chức người Pháp mời đến nhà chơi, rồi bị hãm hiếp và bị giết chết. Xác cô gái bị ném xuống giếng nước bên trong khuôn viên khu nhà. Một thời gian sau, tên chủ nhà người Pháp này cũng bị giết chết rất dã man.
Những hiện tượng thường xảy ra với những người ở trong căn nhà này là khi đang ngủ bỗng giật mình tỉnh dậy thì thấy đang nằm lơ lửng trên không trung, hoặc đang nằm ngoài hành lang. Các bác tài trên đường lên đèo Prenn thỉnh thoảng thấy một cái bóng trắng ngồi đung đưa ngoài ban công tầng trên.
Đã có lần, một nhóm 4 thanh niên canh giữ ngôi nhà. Một đêm, khi cả 4 đang ngồi trước lò sưởi bỗng ngọn lửa bùng lên đến hơn 1m, lại có tiếng bập, bập... như súng nổ rồi tự nhiên tắt ngấm. Thế là cả 4 người xách xe máy chạy về Đà Lạt không thấy quay trở lại.
Ông Nguyễn Hồng Nhi (trú tại phường 3, Đà Lạt), người đã một thời nhận hợp đồng bảo vệ ngôi nhà ma nói trên, kể và cho biết thêm, ngôi nhà còn trở nên ly kỳ bởi 3 nấm mộ... tự dưng mà có.
Đó là mộ của người con gái hận tình, thắt cổ tự tử ngay trong ngôi nhà và của hai đứa trẻ chết một cách... bí ẩn. Người quản gia ở đây mỗi ngày đều phải thắp nhang thờ cúng thì mới không bị phá.
Có lẽ vì vậy mà ông ta chưa thấy oan hồn này nhưng con trai ông ta và những người bạn nặng vía đều đã thấy cô gái dân tộc ngày nào bây giờ đã thành một hồn ma già nua nhăn nheo, đáng sợ.
Tuy nhiên, khi gặp chính quyền nơi đây thì những lời đồn có ma trong ngôi biệt thự này là có lý do của nó. Do trong những năm chiến tranh, hoạt động của các tổ chức cách mạng ở đây rất mạnh. Để đảm bảo bí mật các cán bộ của ta đã tạo nên những lời đồn đại về ma để tránh sự chú ý của mọi người. Bên cạnh đó, qua tiếp xúc với một số người trước đây đã có thời gian sống, làm việc trong những ngôi biệt thự bị cho là có ma thì nói rằng: "Trước đây Nhà nước chưa có điều kiện phục hồi đưa vào sử dụng nên nhiều tổ chức phải thuê người giữ nhà, vì sợ người ta vào đập phá nên đã bịa ra những câu chuyện ma".
Chính bản thân họ đã ngủ trong những căn nhà này nhưng nào có thấy gì! Tiếng khóc than, tiếng ê a trong một số ngôi biệt thự thật ra là tiếng gọi bạn tình của lũ mèo hoang. Trong đêm thanh vắng, nhiều người nghe tiếng của chúng cứ tưởng là có người khóc.. Cứ thế, cùng với những câu chuyện thương tâm nhưng hết sức rùng rợn từ lời kể của mọi người, các du khách có tính hiếu kỳ đã đến và những câu chuyện nhuốm màu liêu trai ở nơi này đã lan nhanh khiến cho ngôi biệt thự vốn dĩ xinh đẹp nhưng bị bỏ hoang lâu ngày, bị xuống cấp nghiêm trọng, bị mua đi bán lại nhiều lần này được đồn thổi là "ngôi nhà có ma".
Mặc dù, những hiện tượng kỳ bí đã được giải thích nhưng ngôi biệt thự rộng lớn này hiện vẫn bỏ hoang, không ai dám ở.
Nhiều người khẳng định “có ma trong những ngôi biệt thự bỏ hoang” ở Đà Lạt! Chuyện về những ngôi nhà ma ở phố núi quả không ít và nếu ai đã một lần nghe kể dù gan đến đâu cũng phải rùng mình!
Một cán bộ công chức ở thành phố mờ sương này nói như đinh đóng cột: “Biệt thự số 4 đường Thủ Khoa Huân có ma!” Trước đây, ông cùng đồng nghiệp đã ngủ trong ngôi biệt thự này, ban ngày thì không sao nhưng hễ đêm đến là nghe tiếng các khung cửa kính rung bần bật như đang bị gió bão thổi tung mặc dù bên ngoài trời im, gió lặng. Dù đã chèn tất cả cửa lại nhưng rồi tiếng động ấy vẫn cứ lặp đi lặp lại suốt đêm.
Đây là ngôi biệt thự của một quan chức người Pháp, sau này được sử dụng làm dinh thự của tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên. Tầng hầm của ngôi biệt thự là nơi giam giữ, tra tấn các chiến sĩ cách mạng, trong đó không ít người đã chết vì đòn roi, vì bị bỏ đói… Năm 1975, trước ngày giải phóng Đà Lạt, có 2 thường dân leo lên tháp nước của ngôi biệt thự xem chiến sự thì bị địch bắn chết. Người ta cho rằng những hồn ma oan ức này đến giờ vẫn quanh quẩn bên tháp nước quậy phá.
Cách đó mấy trăm mét, một ngôi biệt thự khác cũng “nổi tiếng” với những lời đồn thổi về ma. Đấy là ngôi nhà trước đây do người Pháp xây dựng, sau này liên quân Mỹ sử dụng làm kho quân trang, quân dụng, khi cách mạng tiếp quản, ngôi nhà được sử dụng làm trụ sở làm việc của Thành ủy Đà Lạt, nay một công ty tư nhân phá đi để chuẩn bị xây dựng một siêu thị tầm cỡ đầu tiên ở phố núi. Không chỉ ban đêm mà ngay cả giữa trưa, nhiều người ngủ trên giường cũng bị ma kéo bỏ xuống sàn nhà(!?). Người dân phố núi cho rằng đó là những oan hồn phiêu bạt về giành giường với người sống.
Còn rất nhiều ngôi biệt thự ở phố núi được khoác trên mình những truyền thuyết về ma. Có thể kể đến ngôi biệt thự số 8 đường Quang Trung, biệt thự kiến trúc Pháp rất đẹp, một thời được sử dụng làm kho lương thực, nay là trụ sở tòa soạn báo Lâm Đồng. Có đêm, người nghe thấy tiếng dập cửa, tiếng khóc rên, tiếng trẻ con học bài ê a…
Một ngôi biệt thự khác nằm trên đường lên thác Cam Ly, nay là trụ sở của Ban quản lý dự án du lịch Đan Kia – Suối Vàng, cũng có lời đồn là có ma. Ngôi biệt thự này do người Pháp xây dựng từ những năm đầu của thập niên 1930, một thời bỏ hoang, mái ngói xiêu vẹo, cửa nẻo tan hoang. Phía trước ngôi biệt thự có cây thông cổ thụ phải đến hơn 100 tuổi, nhánh cành sum suê, xanh tốt đến lạ thường. Một người dân ở gần kể: vào những đêm rằm thường có một ma nữ mặc áo trắng toát treo mình trên cây thông chải tóc, mái tóc đen nhánh chảy dài xuống tận mặt đường... Hồn ma này liên quan đến cái chết của một cô gái trẻ người dân tộc bản địa rất xinh đẹp, bị một gã sở khanh lừa tình nên treo cổ tự vẫn và hồn ma cứ quanh quẩn bên cây thông, những đêm thanh vắng thường hiện hình để chải tóc dưới trăng và chọc ghẹo người đi dường.
Những ngôi nhà ma ở Đà Lạt
Đã có những chuyện kể về các oan hồn trong những ngôi biệt thự bỏ hoang ở Đà Lạt. Rất nhiều người quả quyết nói rằng họ đã tận mắt chứng kiến "người cõi âm" hiện về.
Những ngôi biệt thự cổ kính, lạnh lẽo, phủ đầy rêu phong giữa thành phố Đà Lạt mộng mơ khiến không ít du khách hoảng sợ khi gắn liền với những câu chuyện kỳ bí.
Biệt thự ma nổi tiếng trên đèo Prenn
Theo những người già sống lâu năm ở Đà Lạt thì ngôi biệt thự ma nằm ở đầu dốc Prenn được xây dựng vào năm 1912. Chủ nhân của ngôi biệt thự này là của một tên quan ba Pháp. Hắn nổi tiếng là một kẻ thích ăn chơi trác táng. Một đêm nọ, hắn vời một cô kỹ nữ rất đẹp đến. Trong cơn say, hắn muốn chiếm đoạt cô gái. Khi cô gái tìm cách chạy trốn, hắn rút súng chĩa vào cô. Cô gái gieo mình xuống lầu tự tử…
Lâu dần thỉnh thoảng vào ban đêm, các tài xế chạy qua đây vẫn thường bắt gặp một cô gái mặc đồ trắng toát từ phía dưới đi lên vẫy xe xin đi nhờ lên Đà Lạt. Đã có tài xế dừng lại đón. Họ thấy rõ ràng người con gái ấy đã bước lên xe, nói cười huyên thuyên, thế nhưng, vút một cái, chỗ ghế nơi cô gái ngồi bỗng nhiên trống không.
Có người lại kể rằng mấy tay tài xế taxi khi dừng để cô gái lên xe thì bỗng nhiên tay lái chao đảo. Và sau tiếng nói cười, nữ hành khách ấy bỗng nhiên biến mất. Rồi sau đó, người ta rỉ tai nhau rằng, cô gái này ngày xưa được viên chức người Pháp mời đến nhà chơi, rồi bị hãm hiếp và bị giết chết. Xác cô gái bị ném xuống giếng nước bên trong khuôn viên khu nhà. Một thời gian sau, tên chủ nhà người Pháp này cũng bị giết chết rất dã man.
Những hiện tượng thường xảy ra với những người ở trong căn nhà này là khi đang ngủ bỗng giật mình tỉnh dậy thì thấy đang nằm lơ lửng trên không trung, hoặc đang nằm ngoài hành lang. Các bác tài trên đường lên đèo Prenn thỉnh thoảng thấy một cái bóng trắng ngồi đung đưa ngoài ban công tầng trên.
…vì tin đồn ma ám.
…vì tin đồn ma ám.
Đã có lần, một nhóm 4 thanh niên canh giữ ngôi nhà. Một đêm, khi cả 4 đang ngồi trước lò sưởi bỗng ngọn lửa bùng lên đến hơn 1m, lại có tiếng bập, bập… như súng nổ rồi tự nhiên tắt ngấm. Thế là cả 4 người xách xe máy chạy về Đà Lạt không thấy quay trở lại.
Ông Nguyễn Hồng Nhi (trú tại phường 3, Đà Lạt), người đã một thời nhận hợp đồng bảo vệ ngôi nhà ma nói trên, kể và cho biết thêm, ngôi nhà còn trở nên ly kỳ bởi 3 nấm mộ… tự dưng mà có.
Đó là mộ của người con gái hận tình, thắt cổ tự tử ngay trong ngôi nhà và của hai đứa trẻ chết một cách… bí ẩn. Người quản gia ở đây mỗi ngày đều phải thắp nhang thờ cúng thì mới không bị phá.
Có lẽ vì vậy mà ông ta chưa thấy oan hồn này nhưng con trai ông ta và những người bạn nặng vía đều đã thấy cô gái dân tộc ngày nào bây giờ đã thành một hồn ma già nua nhăn nheo, đáng sợ.
Tuy nhiên, khi gặp chính quyền nơi đây thì những lời đồn có ma trong ngôi biệt thự này là có lý do của nó. Do trong những năm chiến tranh, hoạt động của các tổ chức cách mạng ở đây rất mạnh. Để đảm bảo bí mật các cán bộ của ta đã tạo nên những lời đồn đại về ma để tránh sự chú ý của mọi người. Bên cạnh đó, qua tiếp xúc với một số người trước đây đã có thời gian sống, làm việc trong những ngôi biệt thự bị cho là có ma thì nói rằng: “Trước đây Nhà nước chưa có điều kiện phục hồi đưa vào sử dụng nên nhiều tổ chức phải thuê người giữ nhà, vì sợ người ta vào đập phá nên đã bịa ra những câu chuyện ma”.
Chính bản thân họ đã ngủ trong những căn nhà này nhưng nào có thấy gì! Tiếng khóc than, tiếng ê a trong một số ngôi biệt thự thật ra là tiếng gọi bạn tình của lũ mèo hoang. Trong đêm thanh vắng, nhiều người nghe tiếng của chúng cứ tưởng là có người khóc.. Cứ thế, cùng với những câu chuyện thương tâm nhưng hết sức rùng rợn từ lời kể của mọi người, các du khách có tính hiếu kỳ đã đến và những câu chuyện nhuốm màu liêu trai ở nơi này đã lan nhanh khiến cho ngôi biệt thự vốn dĩ xinh đẹp nhưng bị bỏ hoang lâu ngày, bị xuống cấp nghiêm trọng, bị mua đi bán lại nhiều lần này được đồn thổi là “ngôi nhà có ma”.
Mặc dù, những hiện tượng kỳ bí đã được giải thích nhưng ngôi biệt thự rộng lớn này hiện vẫn bỏ hoang, không ai dám ở.
Căn biệt thự nằm trên đường Trần Hưng Đạo theo kiến trúc Pháp rất đẹp trước đây xuống cấp trầm trọng, cửa nẻo tan hoang. Người ta đồn rằng, bước vào ngôi nhà ấy, tự nhiên người có cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống.
Khu biệt thự từng bị đồn thổi có ma trên đường Trần Hưng Đạo…
Mặc dù bỏ hoang không người ở, nhưng người đi đường thỉnh thoảng nghe thấy tiếng nói, cười. Tiếng khóc phát ra i ỉ, lúc dồn dập, lúc ngắt quãng. Căn nhà không hề có điện, thế mà ban đêm, đi ngang qua đây, lại có ánh sáng điện mờ mờ phát ra. Ở một căn khác liền kề, chỉ cách chừng hơn 10 m, có người kể thấy những dải lụa trắng thỉnh thoảng bay lất phất, nhưng khi đến gần thì không nhìn thấy nữa, nhưng nếu đứng từ xa trông vào thì rõ mồn một.
…nay đã được cải tạo thành khu nghỉ dưỡng cao cấp
Qua tìm hiểu, ngôi biệt thự ấy không hề có ma, bóng trắng chính là bà lão vẫn trông coi biệt thự này. Dân Đà Lạt lâu năm khẳng định chuyện biệt thự ma ở đường Trần Hưng Đạo chỉ là đồn thổi. Du khách bạo gan đi thăm ngôi nhà ma vào ban đêm phần lớn bị ám ảnh tâm lý, chứ chưa ai “tận mục sở thị” hồn ma. Dần dà, những ngôi nhà bí ẩn mất đi sức hút khi chúng được trùng tu để phục vụ du khách.
Khu biệt thự trên đường Trần Hưng Đạo hiện nay đã được công ty cổ phần Cadasa sửa lại thành biệt thự nghỉ dưỡng hạng sang, đồng thời là không gian tổ chức nhiều hoạt động văn hóa giữa rừng thông lãng mạn của Đà Lạt.
Theo bà Huệ, người từng sống ở đây và làm quản gia cho gia đình Bảy Viễn, thì ban ngày, biệt thự này yên bình, ấm cúng, không có gì, nhưng ban đêm thì dễ sợ lắm. Bà Huệ kể nhiều đêm bà nghe thấy tiếng gõ cửa rồi tiếng bước chân người đi lại, dù không hề có bóng người. Khi bà xuống lầu dưới ngủ thì trong phòng tắm ở lầu trên, mặc dù cửa khóa, chìa bà cầm trong tay nhưng vẫn nghe tiếng xối nước ào ào rõ ràng như có người đang tắm. Những âm thanh kỳ quái đó cứ diễn ra cả đêm khiến bà không tài nào chợp mắt. Bà Huệ kể đó là oan hồn của một cô gái. Cô bị giết chết khi đang tắm chờ chồng về.
Căn biệt thự này hiện là trụ sở. Ban đêm không ai dám ở lại mặc dù những lời đồn đều vô căn cứ.
Cũng theo lời đồn phía bên hông căn biệt thự có một cây thông rất to. Một đôi nam nữ trẻ bị điên thường “thay ca” nhau đến chơi với cây thông nói chuyện rì rầm với cái gốc cây không biết chán, rồi khóc, cười, nhảy nhót… Một hôm, người ta cưa cây thông đi; cậu con trai cứ ôm đầu kêu đau quằn quại và khi cây thông vừa bị cưa đứt thì cậu ta cũng tắt thở. Còn cô gái khi đến thấy cây thông bị cưa đổ, cô ta ngơ ngác cười thật to rồi bỏ đi luôn không quay lại nữa.
Tuy nhiên, nói về những căn biệt thự trên đây một cán bộ Công ty Kinh doanh Phát triển nhà Lâm Đồng khẳng định: “Chuyện ma trong những ngôi nhà ấy là do người ta thêu dệt, truyền nhau, chứ sự thực thì làm gì có. Chính tôi cũng từng ở đó nhưng chưa nhìn thấy ma bao giờ… Hiện, các căn biệt thự kể trên đang được tính toán đưa vào khai thác du lịch hoặc sử dụng làm công sở. Căn biệt thự số 10 Nam Kỳ Khởi Nghĩa thì được giao làm trụ sở ủy ban phường 1, TP Đà Lạt. Hai căn dưới đèo Prenn hiện Công ty Phát triển Đô thị Bà Rịa – Vũng Tàu trúng thầu và đang quản lý sử dụng…”.
Những căn biệt thự này có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử và là phần quan trọng làm nên vẻ đẹp và tính văn hóa của TP Đà Lạt. Nhưng hiện nay, còn hai ngôi biệt thự mang lời đồn ma ám vẫn chưa được trùng tu, khung cảnh hoang sơ, đổ nát khiến không ít người dân và khách du lịch hoảng sợ khi đi qua những nơi này.
Những ngôi nhà ma ở Đà Lạt từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh, tò mò với du khách. Vậy thực hư những câu chuyện rùng rợn liên quan tới nhà ma ở đây như thế nào?
Là thành phố của tình yêu và nỗi nhớ, Đà Lạt nổi tiếng với những câu chuyện mê tín dị đoan về "ngôi nhà ma" hay chiếc bàn hiểu được tiếng người. Đi sâu tìm hiểu, chúng tôi phát hiện rất nhiều điều phi thực tế do một số “cò” du lịch bịa đặt để hút khách.
Đêm ở "Ngôi nhà ma"
Phố hoa có nhiều biệt thự xây từ thời Pháp do nhiều nguyên nhân nên bỏ hoang. Lợi dụng điều này nên một số người đồn thổi là biệt thự có ma. Trên đường vào trung tâm thành phố, mọi người đều phải đi qua đèo Prenn. Một số tài xế đường dài bịa ra câu chuyện hồn ma trinh nữ chuyên xuất hiện trên đỉnh đèo. Ở đây còn có hai ngôi biệt thự được mệnh danh là “ngôi nhà ma”. Cuối năm vừa qua, một căn biệt thự đã được giải mã, làm dư luận rất đồng tình.
Để trục lợi, ông bảo vệ của căn nhà này cho đắp hai cái mộ đất giả, hằng ngày giới thiệu với du khách, truyền bá thông tin nhảm nhí. Nhờ kiểm lâm phát hiện, chính quyền của thành phố Đà Lạt vào cuộc, khi khai quật mộ lên thì không thấy gì trong đó. Hiện nay căn nhà do một doanh nghiệp mua lại, được đóng cửa im ỉm, người phao tin đồn nhảm thì đã bị xử phạt. Thế nhưng, sau khi sự thật được phơi bày, một số tài xế taxi vẫn bịa chuyện. Đêm đến, theo lời một bác tài xế thì “muốn xem cứ bẻ khóa đi vào trong sẽ thấy ma”. Tuy nhiên, suốt nhiều đêm túc trực tại ngôi nhà này, thực chất thì không có ma quái gì, chỉ có sương mù giăng mờ và lá thông rơi xào xạc khi xuất hiện cơn gió đưa.
Rời “ngôi nhà ma” đầu tiên, chúng tôi tiếp tục tới “căn nhà ma” cuối cùng. Buổi sáng, một tài xế rỉ tai chúng tôi: “Nơi này có tới… 17 thiếu nữ tự vẫn, vào đó xem phải cẩn thận, chụp hình là bị hư máy đó. Có người bảo là đêm tối luôn có tiếng khóc la của thiếu nữ”. Không tin vào những lời đồn thổi, lúc 12h đêm, chúng tôi bước lên khoảng 15 bậc thềm thì trông thấy một biệt thự bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Vị trí ngôi nhà rất đẹp, do nằm trên độ cao nên dễ dàng nhìn thẳng xuống đồi Prenn. Phía sau căn nhà thắp đầy nhang. Qua lớp cửa kính, chúng tôi trông thấy bên trong chia làm ba phòng, ngổn ngang đồ vứt đi. Quan sát kỹ tầng hầm, chúng tôi thấy có những lỗ thông gió. Thấy chúng tôi ngó nghiêng, một du khách từ TP HCM “dính” mê tín tuôn một tràng: “Nơi nhiều cô gái yên nghỉ thì cậu đừng “quậy” nữa, kẻo bị ma ám".
Phía trước nhà, cạnh một gốc thông là một cái giếng bỏ hoang, được đồn thổi là có cô gái gieo mình tự vẫn. Thế nhưng, giữa đêm tối mịt mù, chúng tôi chẳng trông thấy điều gì cả. Một đôi tình nhân đang tâm sự gần đó chép miệng: “Người Đà Lạt không bao giờ thấy ma, chỉ có một số du khách do thần hồn át thần tính nên thêm thắt vào các tình tiết hoang đường mà thôi.
Một căn nhà Ma khác cũng được đồn đại là có hồn ma xuất hiện trên đèo Prenn.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, một cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng khẳng định: “Đà Lạt không hề có ngôi nhà ma, nếu có chỉ là chuyện bịa đặt”. Theo điều tra của chúng tôi, một số tài xế taxi hay xe ôm muốn “câu” tiền của khách phương xa, cố tình thêu dệt để chở khách đến xem và thoải mái tính tiền công.
Chiếc bàn tâm linh?
Ngoài bịa đặt về những biệt thự ma, nhiều người còn bịa chuyện phố hoa có bốn cái bàn biết nghe tiếng người: một cái ở đường Khe Sanh, một cái ở chùa Tàu và hai cái ở khu du lịch Thung lũng Tình yêu.
Tại số nhà 30A đường Khe Sanh, P.10, ông Lưu Xuân Hưởng, 64 tuổi – chủ nhân chiếc bàn xoay cho biết, quê ông ở Nam Định, nghe một người bạn nói là ở đất Võ có một chiếc bàn kỳ lạ nên ông tức tốc vào xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn (Bình Định) để mua lại. Chiếc bàn làm từ gỗ trắc có hơn 100 tuổi, được các cụ ông nói là dùng để uống trà nhưng thấy… quay. Năm 1993, ông “di lý” chiếc bàn đến Đà Lạt để làm du lịch. Gia đình ông ở đường Trần Hưng Đạo nên phải thuê một ngôi nhà ở đường Khe Sanh, gần chùa Tàu để đặt chiếc bàn phục vụ du khách mà không bán vé, hoạt động suốt ngày. Theo ông Hưởng, giáo sư Nguyễn Lân Dũng, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng (đã mất)… từng đến đây nghiên cứu. Ông Hưởng nói rằng sẽ mở cửa phục vụ du khách đến khi nào không còn sức khỏe nữa.
Trước mắt chúng tôi, ông mang chiếc bàn ra úp xuống đất hoặc đặt trên ghế nhựa để biểu diễn rồi mời lần lượt du khách đến “điều khiển”. Khách chỉ cần đặt (hoặc ngửa) hai bàn tay xuống bàn, cúi người một xíu, chờ đến khi bàn chuyển động thì hô khẩu lệnh: “sang phải”, “trái”, “nhanh”, “dừng lại” thì chiếc bàn sẽ ngoan ngoãn làm theo. Tuy nhiên, có người lại không làm được. Cách đó không xa là chùa Tàu cũng có một chiếc bàn xoay giống như bàn của ông Hưởng. Tuy nhiên, một số du khách tới đây nhận xét là “điều khiển” bằng miệng rất khó khăn và chậm chạp. Tại Thung lũng Tình yêu cũng có một chiếc bàn tương tự.
Để tìm lời giải đáp, Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã lập một đoàn công tác để khảo sát, tìm hiểu bản chất của hiện tượng này. Theo nhận định của UIA, mâm quay được khi có lực tác động, tạo ra mô-men quay. Các nguyên nhân tạo ra mômen gồm: Tác động của từ trường, lực sinh học, lực cơ học…
Thực chất thì việc đặt chiếc mâm trên một trục để quay vốn là trò chơi dân gian xuất hiện nhiều tại các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, trên một số diễn đàn mạng, nhiều người thiếu hiểu biết đã “thêm mắm, thêm muối” thành những câu chuyện ly kỳ quanh chiếc bàn xoay.
Giải mã những ngôi nhà ma rùng rợn ở Đà Lạt
Bí mật về “ngôi nhà ma” số 300 Kim Mã (1)
Thám hiểm những ngôi nhà “ma” trên đảo Scotland
Những ngôi nhà ma ở Đà Lạt từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh, tò mò với du khách. Vậy thực hư những câu chuyện rùng rợn liên quan tới nhà ma ở đây như thế nào?
Là thành phố của tình yêu và nỗi nhớ, Đà Lạt nổi tiếng với những câu chuyện mê tín dị đoan về "ngôi nhà ma" hay chiếc bàn hiểu được tiếng người. Đi sâu tìm hiểu, chúng tôi phát hiện rất nhiều điều phi thực tế do một số “cò” du lịch bịa đặt để hút khách.
Đêm ở "Ngôi nhà ma"
Phố hoa có nhiều biệt thự xây từ thời Pháp do nhiều nguyên nhân nên bỏ hoang. Lợi dụng điều này nên một số người đồn thổi là biệt thự có ma. Trên đường vào trung tâm thành phố, mọi người đều phải đi qua đèo Prenn. Một số tài xế đường dài bịa ra câu chuyện hồn ma trinh nữ chuyên xuất hiện trên đỉnh đèo. Ở đây còn có hai ngôi biệt thự được mệnh danh là “ngôi nhà ma”. Cuối năm vừa qua, một căn biệt thự đã được giải mã, làm dư luận rất đồng tình.
Để trục lợi, ông bảo vệ của căn nhà này cho đắp hai cái mộ đất giả, hằng ngày giới thiệu với du khách, truyền bá thông tin nhảm nhí. Nhờ kiểm lâm phát hiện, chính quyền của thành phố Đà Lạt vào cuộc, khi khai quật mộ lên thì không thấy gì trong đó. Hiện nay căn nhà do một doanh nghiệp mua lại, được đóng cửa im ỉm, người phao tin đồn nhảm thì đã bị xử phạt. Thế nhưng, sau khi sự thật được phơi bày, một số tài xế taxi vẫn bịa chuyện. Đêm đến, theo lời một bác tài xế thì “muốn xem cứ bẻ khóa đi vào trong sẽ thấy ma”. Tuy nhiên, suốt nhiều đêm túc trực tại ngôi nhà này, thực chất thì không có ma quái gì, chỉ có sương mù giăng mờ và lá thông rơi xào xạc khi xuất hiện cơn gió đưa.
Rời “ngôi nhà ma” đầu tiên, chúng tôi tiếp tục tới “căn nhà ma” cuối cùng. Buổi sáng, một tài xế rỉ tai chúng tôi: “Nơi này có tới… 17 thiếu nữ tự vẫn, vào đó xem phải cẩn thận, chụp hình là bị hư máy đó. Có người bảo là đêm tối luôn có tiếng khóc la của thiếu nữ”. Không tin vào những lời đồn thổi, lúc 12h đêm, chúng tôi bước lên khoảng 15 bậc thềm thì trông thấy một biệt thự bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Vị trí ngôi nhà rất đẹp, do nằm trên độ cao nên dễ dàng nhìn thẳng xuống đồi Prenn. Phía sau căn nhà thắp đầy nhang. Qua lớp cửa kính, chúng tôi trông thấy bên trong chia làm ba phòng, ngổn ngang đồ vứt đi. Quan sát kỹ tầng hầm, chúng tôi thấy có những lỗ thông gió. Thấy chúng tôi ngó nghiêng, một du khách từ TP HCM “dính” mê tín tuôn một tràng: “Nơi nhiều cô gái yên nghỉ thì cậu đừng “quậy” nữa, kẻo bị ma ám".
Phía trước nhà, cạnh một gốc thông là một cái giếng bỏ hoang, được đồn thổi là có cô gái gieo mình tự vẫn. Thế nhưng, giữa đêm tối mịt mù, chúng tôi chẳng trông thấy điều gì cả. Một đôi tình nhân đang tâm sự gần đó chép miệng: “Người Đà Lạt không bao giờ thấy ma, chỉ có một số du khách do thần hồn át thần tính nên thêm thắt vào các tình tiết hoang đường mà thôi”.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, một cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng khẳng định: “Đà Lạt không hề có ngôi nhà ma, nếu có chỉ là chuyện bịa đặt”. Theo điều tra của chúng tôi, một số tài xế taxi hay xe ôm muốn “câu” tiền của khách phương xa, cố tình thêu dệt để chở khách đến xem và thoải mái tính tiền công.
Những Căn Nhà Ma trên Đà Lạt
Mặc dù ngôi nhà bỏ hoang không người ở, nhưng người đi đường thỉnh thoảng nghe thấy tiếng nói, cười. Tiếng khóc phát ra i ỉ, i ỉ.. .
Mặc dù ngôi nhà bỏ hoang không người ở, nhưng người đi đường thỉnh thoảng nghe thấy tiếng nói, cười. Tiếng khóc phát ra i ỉ, i ỉ... lúc dồn dập, lúc ngắt quãngCó ma trong các biệt thự ở Đà Lạt không? Những ngôi biệt thự bỏ hoang ở Đà Lạt có ma? Thậm chí cả những căn đang có người ở, ma cũng xuất hiện và làm đủ trò? Nhiều người quả quyết đã nhìn thấy tận mắt những bóng ma xuất hiện, lởn vởn trong những ngôi biệt thự này? Phần lớn những câu chuyện kể về ma có liên quan đến cái chết của những cô gái trẻ thật ly kỳ, rùng rợn. Nhiều người phải dọn nhà đi nơi khác sống, không dám đến gần những “ngôi nhà ma” ấy. Chúng tôi đã mất 3 đêm “tìm ma” trong những ngôi biệt thự rất lạnh lẽo và hoang vắng...
Oan hồn những thiếu nữ? Căn biệt thự nằm trên đường Trần Hưng Đạo theo kiến trúc Pháp rất đẹp, nhưng đang xuống cấp trầm trọng, cửa nẻo tan hoang. Người ta đồn rằng, bước vào ngôi nhà ấy, tự nhiên người có cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống. Mặc dù bỏ hoang không người ở, nhưng người đi đường thỉnh thoảng nghe thấy tiếng nói, cười. Tiếng khóc phát ra i ỉ, i ỉ... lúc dồn dập, lúc ngắt quãng. Căn nhà không hề có điện, thế mà ban đêm, đi ngang qua đây, người ta vẫn nhìn thấy ánh sáng điện mờ mờ phát ra trong ngôi nhà. Ở một căn khác liền kề, chỉ cách chừng hơn 10 m, có người kể thấy những dải lụa trắng thỉnh thoảng bay lất phất, nhưng khi đến gần thì không nhìn thấy nữa, nhưng nếu đứng từ xa trông vào thì rõ mồn một.
Một "căn nhà ma" khác nằm ngay trong lòng thành phố..., được xây dựng từ năm 1949, làm dinh thự của tướng Bình Xuyên - Bảy Viễn.... Theo bà Huệ, người từng sống ở đây và làm quản gia cho gia đình Bảy Viễn, thì ban ngày, biệt thự này yên bình, ấm cúng, không có gì, nhưng ban đêm thì dễ sợ lắm!
ờir � � � �� � phát ra i ỉ, i ỉ... lúc dồn dập, lúc ngắt quãng. Căn nhà không hề có điện, thế mà ban đêm, đi ngang qua đây, người ta vẫn nhìn thấy ánh sáng điện mờ mờ phát ra trong ngôi nhà. Ở một căn khác liền kề, chỉ cách chừng hơn 10 m, có người kể thấy những dải lụa trắng thỉnh thoảng bay lất phất, nhưng khi đến gần thì không nhìn thấy nữa, nhưng nếu đứng từ xa trông vào thì rõ mồn một.
Bà Huệ kể: ngày bà ở đó, Bảy Viễn vì sống xa gia đình nên chỉ có một mình. Nhiều đêm, ông ta đi chưa về, bà nằm ngủ ở lầu trên để vừa quan sát, canh chừng nhà cửa vừa chờ ông ấy về, bà vẫn thường nghe thấy những tiếng gõ cửa “lốc cốc, lốc cốc” khô khốc vang lên. Biết không phải là cách gọi cửa của ông chủ, bởi thường thì ông ấy hoặc khách đến thì phải bấm chuông nên bà không ra mở cửa, chỉ hỏi vọng xuống: “Ai đó?”. Không có tiếng trả lời, nhưng bà nghe rõ tiếng bước chân người đi lại. Đánh liều, có lần bà mở cửa ra coi thì không thấy người, chỉ nghe tiếng gió lùa thộc vào nhà, dù nhiều khi bên ngoài trời lặng gió. Khi bà xuống lầu dưới ngủ thì trong phòng tắm ở lầu trên, mặc dù cửa khóa, chìa bà cầm trong tay nhưng vẫn nghe tiếng xối nước ào ào rõ ràng như có người đang tắm. Những âm thanh kỳ quái đó cứ diễn ra cả đêm khiến bà không tài nào chợp mắt. Bà Huệ kể đó là oan hồn của một cô gái. Cô ta bị giết chết khi đang tắm chờ chồng về. Chồng cô vốn là một quan Pháp, thất thểu trở về vào một đêm, điên cuồng rút súng bắn cô vợ yêu chết rồi tự sát.
Cũng theo lời đồn phía bên hông căn biệt thự có một cây thông rất to. Một đôi nam nữ trẻ bị điên thường “thay ca” nhau đến chơi với cây thông nói chuyện rì rầm với cái gốc cây không biết chán, rồi khóc, cười, nhảy nhót... Một hôm người ta cưa cây thông đi, cậu con trai cứ ôm đầu kêu đau quằn quại và khi cây thông vừa bị cưa đứt thì cậu ta cũng tắt thở. Còn cô gái khi đến thấy cây thông bị cưa đổ, cô ta ngơ ngác cười thật to rồi bỏ đi luôn không quay lại nữa.
V � � , �� � �n bà mở cửa ra coi thì không thấy người, chỉ nghe tiếng gió lùa thộc vào nhà, dù nhiều khi bên ngoài trời lặng gió. Khi bà xuống lầu dưới ngủ thì trong phòng tắm ở lầu trên, mặc dù cửa khóa, chìa bà cầm trong tay nhưng vẫn nghe tiếng xối nước ào ào rõ ràng như có người đang tắm. Những âm thanh kỳ quái đó cứ diễn ra cả đêm khiến bà không tài nào chợp mắt. Bà Huệ kể đó là oan hồn của một cô gái. Cô ta bị giết chết khi đang tắm chờ chồng về. Chồng cô vốn là một quan Pháp, thất thểu trở về vào một đêm, điên cuồng rút súng bắn cô vợ yêu chết rồi tự sát.
Ly kỳ hơn là chuyện hai căn biệt thự trên đèo Prenn. Nằm bên phía tay phải hướng từ TPHCM lên, ngày xưa là của một tên quan ba người Pháp. Hắn nổi tiếng là một kẻ ăn chơi trác táng. Hằng đêm, hắn kéo bạn bè, gái về uống rượu, nhậu nhẹt chơi bời thâu đêm, suốt sáng. Một cô gái rất đẹp làm nghề kỹ nữ được hắn vời đến. Hắn đối xử với cô rất thô bạo. Khi cô gái tìm cách chạy trốn, hắn rút súng chĩa về hướng cô, dọa bắn. Cô gái gieo mình xuống lầu tự tử. Một cô gái khác mang thai tìm đến đây và gieo mình xuống cái giếng sâu trong khuôn viên biệt thự chết. Nghe kể, cô gái này rất thiêng, có một đoàn khách đi du lịch đã lập am thờ và cầu nguyện cho cô. Cô gái nhập vào một người trong đoàn nói rằng: tên của cô là Hằng, cô bị chết năm 19 tuổi. Lại nghe kể, thỉnh thoảng vào ban đêm, hoặc khi trời tang tảng sáng, các tài xế chạy xe tải qua đây thường bắt gặp một cô gái bận bộ đồ trắng toát từ phía dưới giếng đi lên vẫy xe xin đi nhờ. Đã có tài xế tưởng người bằng xương bằng thịt, dừng lại đón. Họ thấy rõ ràng cô ấy đã bước lên xe và còn nói cười huyên thuyên, thế nhưng, vụt một cái, chỗ ghế nơi cô ngồi bỗng nhiên trống. Người tài xế nọ phải một phen hú vía.
Đêm trong những ngôi nhà “ma”.
Căn biệt thự đầu đèo cũng được đồn đại là có ma. Không ai biết rõ có cái chết ly kỳ nào trong đó không, nhưng nghe kể ban đêm, trong căn biệt thự này có tiếng súng nổ, bóng một cô gái mặc đồ trắng đi lại, trên tay bồng một đứa trẻ con và khóc. Đã từ lâu, không ai dám bước vào những căn biệt thự này, chúng thật lạnh lẽo, âm u giữa rừng thông. Đêm trong những ngôi nhà “ma”. Trong ngôi biệt thự hoang tàn bên đường Trần Hưng Đạo vào những đêm trăng, trong những bụi cây hoặc trên những cây thông giống như một dải lụa trắng lúc ẩn lúc hiện. Sương đêm Đà Lạt phủ một lớp mờ ảo ôm lấy căn biệt thự, cùng với ánh đèn đường hắt vào, khiến chúng trở nên bí ẩn trong tiếng côn trùng rả rích. Đến gần những căn biệt thự này, cảm giác ớn lạnh khiến không khỏi rùng mình. Thỉnh thoảng tiếng gió rít ào ào từ ngàn thông vọng vào, nghe như có tiếng ai đó khóc. Trong những căn biệt thự này, trên những bức tường, có rất nhiều hình khắc, họa - hoa văn lạ mắt, thường ở nơi cửa hoặc trong phòng ngủ. Ở mỗi căn, hình thù những nét họa lại khác nhau, có hình chìm, hình nổi. Hỏi một số người cao tuổi được biết người phương Tây, cụ thể là người Pháp, cũng mê tín lắm. Đó là những dấu yểm bùa. Người bảo vệ, trông coi căn biệt thự dưới đèo, cũng khẳng định những lời đồn đại về 3 cô gái bị chết trong biệt thự này ông có nghe. Nhưng thực hư thế nào ông không biết, nhưng vì biệt thự để lâu, ít người ở lại thêm khí hậu và cảnh quan ở đây nên hoang vắng, lạnh lẽo. Trước ông từng có nhiều người làm bảo vệ trông coi căn biệt thự này nhưng đã bỏ đi không hiểu vì lý do gì. Ông cũng bán tín, bán nghi kể rằng: chính ông, một buổi trưa nọ, cũng nghe thấy giọng một cô gái thỏ thẻ bên tai: “Ông ơi, cháu đói bụng quá, ông cho cháu chút gì ăn đi”. Ông Mạnh điếng hồn, và nghĩ ngay đến cô gái chết dưới giếng, nghe đồn rất thiêng. Nhưng, sau định thần lại, ông nghĩ mấy ngày đó ông đang bị bệnh nên thường mê sảng ... . . (internet)
Câu chuyện về những ngôi nhà ma ở Đà Lạt
Nếu một lần có dịp ghé thăm đà lạt thì chắc hẳn những ngôi nhà ma bí ẩn ở nơi đây sẽ là địa điểm du lịch không thể bỏ qua đối với những du khách ưu phưu lưu và khám phá. Đến với Đà Lạt những địa danh đặc biệt này còn mang trong mình Câu chuyện về những ngôi nhà ma ở Đà Lạt.
Đà Lạt là một địa điểm du lịch nổi tiếng là điều không có gì bàn cãi. Song, ngoài việc đến đây để xua tan các cảm giác oi bức, tận hưởng một không gian sống trong lành ra, thời gian còn lại chúng ta sẽ làm gì? Chẳng lẽ ngồi “bó gối” trong khách sạn và nếu như không muốn thế các bạn nên trải nghiệm những thứ mà tôi đã từng… nghe, đó ngôi nhà ma, đặc sản du lịch Đà Lạt.
Trước khi đặt chân đến Đà Lạt tôi được nghe nhiều đến chuyện ma và những căn nhà ma nằm ẩn mình trên những đồi thông rợp bóng. Chính vì lẽ đó mà trong chuyến đi này tôi quyết chí phải nghe cho bằng được những câu liên quan đến nhân vật “thực thực hư hư” nhưng đã ăn sâu vào tâm thức của con người từ già đến trẻ – con ma – một thứ đặc sản rất riêng của Đà Lạt!
Cơ duyên đã đưa tôi gặp một trong những người được xem là “quái” nhất nhì xứ sở sương mù – nghệ sĩ nhiếp ảnh MPK – Phước “khùng”.
Là người sinh ra, lớn lên và gắn bó gần như cả đời ở xứ sở này nên Phước “khùng” rành Đà Lạt như lòng bàn tay mình và tất nhiên trong đó có chuyện “con ma” và những ngôi nhà ma!
Sau khi đích thân chọn một không gian huyền bí và rợn người, Phước “khùng” dẫn tôi vào thế giới ma quái theo kiểu của anh. Anh bảo, lần đầu tiên anh gặp con ma Đà Lạt là khi anh 17 tuổi. Hôm ấy, anh cùng một người bạn trai của mình “đèo bồng” dẫn theo hai mỹ nữ “má đỏ hay hay” ra khu vực đồi Cừu (cạnh hồ Xuân Hương) để “tâm sự mỏng”.
Ngồi chưa ấm chỗ thì dưới hồ nước xuất hiện một bóng người màu trắng vừa lụp xụp, vừa thỏ thẻ van xin: “Cứu…với…cứu..với!”.
Để ra oai với bạn gái, Phước – “khùng” chạy ra cứu. Vừa đến nơi thì người gặp nạn…biến mất để lại một mặt hồ phẳng lì không một chút gợn sóng. Vừa ngoảnh đầu lại để hét lên tiếng “ma” báo động cho cho những người còn lại thì chiếc ghế nơi cách đó ít phút vẫn còn là nơi tình tứ của Phước “khùng” và người bạn gái chỉ còn là một khoảng không lạnh lẽo.
Vừa chạy như bay để trốn ma, Phước “khùng” vừa lẩm bẩm: “Tình yêu gì kỳ vậy trời, mới nghe ma mà đã chạy mất dép!”.
Chạy đến khu vực gần chợ Đà Lạt bây giờ, Phước “khùng” ngừng thở thì thấy mấy bóng đen vục qua. Thì ra, do quá hoảng sợ Phước “khùng” chạy qua mặt những người mà anh trách thầm!
Trở lại câu chuyện về những ngôi biệt thự ma, theo kiến trúc sư Lữ Trúc Phương, người có nhiều công trình thiết kế ở Đà Lạt thì ở cao nguyên này có nhiều căn biệt thực được đồn đại rằng có…ma. Có căn còn người ở, có căn đã bị bỏ hoang từ nhiều năm nay.
Trong số đó, nổi tiếng nhất có lẽ là hai căn nhà ở dưới chân đèo Pren, thuộc địa bàn phường 3, thành phố Đà Lạt và xung quanh hai căn nhà này có rất nhiều giai thoại.
Có một giai thoại cho rằng, vào thời Pháp thuộc, căn biệt thự này thuộc sở hữu của một viên quan thuộc địa người Pháp. Để phục vụ cho nhu cầu trong gia đình, viên quan này có thuê một phụ nữ người bản xứ làm người giúp việc. Tuy nhiên, không biết gì lý do gì mà người giúp việc kia bị viên quan giết hại và chôn xác trong ngôi nhà này. Bị chết oan ức, linh hồn người phụ nữ này không bị siêu thoát mà lẩn vẩn quanh ngôi biệt thực này. Khi gặp người “hợp vía” thì hồn ma nữ này sẽ hiện lên để…đùa giỡn.
Một giai thoại thứ hai lại cho rằng, trước kia trong căn biệt thự này là nơi trú ngụ của một đôi trai gái trẻ. Không biết gì lý do gì mà vào một ngày không ai biết, cô gái đã gieo mình xuống chiếc giếng cạnh ngôi biệt thực để quyên sinh. Và cũng như mô típ cũ, hồn cô gái không siêu thoát mà luôn hiện về phá quấy thế nên chủ nhà đã cho lấp chiếc giếng, bên trên xây một thảo am để thờ tợ hòng “yểm hồn” cô gái.
Không chỉ trong ngôi biệt thự, chuyện linh hồn ma nữ còn lan tỏa ra cung đường trên đèo Pren, đặc biệt là đoạn gần ngôi nhà ma và tất nhiên, xung quanh nó giai thoại nhiều cũng không kém.
Giai thoại đầu tiên mà tôi nghe kể rằng, cách đây ít tháng có một anh tài xế lái xe đường dài khi qua khu vực này gặp một thiếu nữ xinh đẹp đi nhờ. Mặc dù trời tối, song thấy người lỡ đường là phụ nữ tay yếu chân mềm lại..xinh đẹp nên chàng đã mở cửa…xin mời. Sau một hồi trò chuyện, nghĩ rằng cô gái đã “chịu đèn” anh tài xế đưa tay qua phải sờ…đùi! Anh gần như chết khiếp – cô gái đã biến mất!
Hay như câu chuyện về một đoàn làm phim, sau khi đóng xong một clip về ma ở nhà biệt thự, trên đường trở về thì bỗng dưng trên xe xuất hiện thêm… 1 con ma ngồi bên cạnh cô diễn viên vào vai ma khi nãy!
Đem chuyện này hỏi ông Dương Hải Long, chủ tịch UBND phường 3, thì ông cho biết tất cả những chuyện đó đều được người kể nghe lại nên cũng khó xác định tính thực hư.
Nói đoạn, ông Long kể thêm, cách đây vài năm, cạnh ngôi nhà ma bỗng nhiên xuất hiện mấy ngôi mộ. Hàng ngày, có rất nhiều người kéo về đây…xin số đề. Nhận thấy có mờ ám, cơ quan chức năng đã tiến hành khai quật và phát hiện đó chỉ là những ngôi mộ giả được người bảo vệ nhà ma dựng lên để thu tiền “con nghiện đề”. Người bảo vệ bị trục xuất, “nhà ma” hết thiêng nên cánh lô đề cũng biến mất.
Từ những thông tin trên ông Long khẳng định chuyện ma ở Đà Lạt là không có thật, đó là những câu chuyện được thêu dệt lên bời những người vui tính. Lâu dần, nó khiến không gan của những ngôi nhà ma trở nên lạnh lẽo, khiến cho những ai ghé thăm thả sức tưởng tượng và “con ma” hiện về…
Thực hư đã rõ, song chuyện ma và những ngôi nhà mà thì vẫn thế, vẫn tồn tại như là một đặc sản du lịch của xứ sương mù. Và đến Đà Lạt, cũng nên đi nghe…chuyện ma!