CHÙA TÀU VỚI BÀN XOAY KÌ
DIỆU
Chùa
Thiên Vương Cổ Sát còn gọi là chùa tàu hay chùa Phật Trầm tọa lạc trên một đồi
thông cuối đường Khe Sanh được gọi là Đồi Rồng, cách trung tâm Đà Lạt (ĐL) 5km
về hướng Đông Bắc
Chùa
được hòa thượng Thọ Dã thuộc Hội Quán Triều Châu xây dựng năm 1958 gồm 3 gian
nhà bằng gỗ lộp to6le. Năm 1989, ông Lê Văn Cảnh đã đứng ra trùng tu xây
dựng lại chùa, lúc này ngôi nhà giữa đã được tháo dỡ nhằm tạo không gian thoáng
cho 2 tòa nhà còn lại.
Tại Từ
Tôn Bảo Điện, ngay giữa điện nhà thờ có điện phật Di Lạc, caoo chừng 2m,5m và
tượng Phật Thích Ca cao 0,5m, tại 4 góc Bảo điện tượng Tứ Đại Thiên Vương cao
2,6m được đúc bằng xi măng.
Qua khỏi
sân chùa là đến Minh Quang Bảo Điện, tại đây thờ Tây Phương Tam Thánh gồm các
tượng: Quán Thế Âm Bồ Tát, Phật A Di Đà và Đại Thế Chí Bồ Tát. Đây là những pho
tượng quý được tạc từ gỗ trầm cao 4m và năng 1,5 tấn do Hòa Thượng Thọ Dã thỉnh
từ bên Hồng Kông năm 1958. Nơi đây cũng còn 2 tượng Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát
ở 2 bên vách Bảo Điện.
Phía sau
chùa có ngọn đồi trước đây là "cốc" của nhà sư Thọ Dã có một Thích Ca
Phật Đài cao chừng 10m nỗi bật giữa đồi thông lộng gió. Hiện chùa chỉ có bà
Diệu Anh phụ trách hoa, đèn và chúng tăng.
Trong
chùa có một cái bàn xoay mà chúng ta hay gọi là "bàn xoay kỳ diệu"
khi du khách đặt tay lên bàn xoay, muốn nó xoay bên nào thì chỉ cần nói: quay
trái, quay phải, nhanh lên..." nhiều người cho rằng có linh hồn nào đó
điều khiển bàn xoay này. Thật sự, bàn xoay này được làm bằng một loại gỗ (ở
vùng Bình Định) có khả năng tích điện, vì vậy khi ta đặt tay lên mặt bàn, lực
điện từ của bàn tay tác dụng làm cho cái bàn xoay với lại bàn được thiết kế khá
đặc biệt, phần mặt bàn và chân bàn tách rời nhau, mặt bàn có thể xoay nhưng
chân vẫn đứng yên (giống như một số bàn ăn kiểu mới quay được lắp đặt trong các
nhà hàng sang trọng để cho khách có thể thưởng thức tất cả các món ăn).