Thác Pongour thuộc huyện
Đức Trọng, tỉnh Lâm đông. Đây là một ngọn thác đẹp nổi tiếng, hoang dã nhất và
cũng hùng vĩ nhất không chỉ đối với Miền Nam Tây Nguyên mà xòn xứng đáng để so
sánh với khu vực Đông Dương, được mệnh danh là ‘Đông Dương đệ nhất hùng thác’.
Thác Pongour còn được gọi là ‘Thác bảy Tầng, Thiên Thai hay thác Mẹ.Tại vùng
đất này có nhiều kaolin, là loại đất sét mịn có màu trắng hoặc vàng được dùng
để sản xuất sản phẩm gốm sứ, gạch chịu nhiệt cao và giấy.
Dòng sông Đa Nhim uốn
lượn qua bao vùng đất phía trên thượng nguồn rồi trải rộng như một bàn tay nắm
lấy những tảng đá núi lô nhô nơi một vực thằm tạo nên một dòng thác nơi đây.
Thác Pongour có chiều cao hơn 50m, mặt thác trải rộng hơn 100m uốn cong hình
cánh cung, nước đổ ào ào xuống một hồ lớn. Vào mùa mưa, dòng thác càng trở nên dữ
dội, cả đất trời của vùng thác Pongour vang vọng trong tiếng thác rền không
dứt.
Dòng thác từ trên cao đổ
xuống qua từng bậc thang đá trải rộng trước khi đổ xuống vực sâu, rồi uống lượn
qua các khe đá hoa cương nhẵn và không lồ để chảy về phía hạ nguồn của dòng
thác và băng qua dòng nước mát lạnh đang chảy xiết mà nghe lòng vừa vui sướng
vừa hồi hộp. Dưới chân thác là một thung lũng rộng lớn được bao bọc bởi những
vách núi cao sừng sững, có nhiều tảng đá rất lớn như những khoảng đấ trống,
bằng phẳng mà thiên nhiên dành sẵn cho du khách đến tham quan thác có chỗ vui
chơi và nghỉ chân.
Tên Pongour có nguồn gốc
từ ngôn ngữ của người Cơ Ho là ‘pon’ và ‘gou’ mà người Pháp đã phiên âm thành
‘Pongour’. Nhưng ý nghĩa của tên thác thì có giả thuyết khác ngau:Pongou: có
nghĩa là ông chủ của vùng đất sét trắng hay có nghĩa là bốn sừng tê giác với
nghĩa đencủa từ vựng ‘pon’: ‘bốn’ và ‘gou’: ‘sừng’. Trong đó giả thuyết thứ 2
được tin cậy nhiều hơn vì có tài liệu cho biết, có có nguồn gốc từ truyện cổ
tích của người Cơ Ho, Chăm và Churu. Người ta cho rằng, thác Pongour là dấu vết
của bốn con tê giác cắm xuống núi rừng Tây Nguyên trong quá trình giúp sức cho
nàng Ka Nai giữ gìn và bảo vệ quê hương trong câu truyện cổ tích này.
Truyền
thuyết trong truyện cổ tích của các dân tộc bản địa và các dân tộc có liên quan
trong lịch sử kể rằntg:’Ngày xưa, tại vùng đất tân Hà ngày nay có một nữ tù
trưởngxinh đẹp làm thủ lĩnh tên gọi Ka Nai. Nàng có một sức mạnh phi thường, có
thể chinh phục được các loải thú dữ trong rừng. Đặc biệt là loài tê giác. Do
đó, trong bộ tộc của nảng có bốn con tê giác to lớn mà Kanai thường dùng để
khai phá núi rừng, đồng thời bảo vệ buôn làng.
Thuở đó,
người chăm vùng Panduranga của đất Ninh Thuận ngày nay thường xua quân quấy
phá, đánh chiếm và bắt người dân nơi đây về vương quốc Cah9mpa để làm nô lệ
hoặc phải đi lính chống lại người Kinh. Để thể hiện sức mạnh của dân tộc mình,
đồng thời chống lại kiểu thống trị, hiếp tróc của người Chăm, nàng Ka Nai đã
đứng lên kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên hợp sức chống lại người Chăm. Sau nhiều
lần dẫn quân đi trả thù, Ka Nai đã chiếm được bốn thành của người Chăm vả giải
cứu cho hàng trăm người Cơ Ho bị bắt trước đây. Tuy nhiên nàng Ka Nai rất đau
khổ vì còn một số người Cơ Hi – Mạ chấp nhận từ bỏ gia đình và người thân để ở
lại Panduranga làm nô lệ cho người Chăm, không chịu quay về quâ hương Tây
Nguyên. Cuối cùng, vị nữ tù trưởng phải đành lòng quyết định trừng trị những kẻ
bội nghĩa vong ân.
Quê
hương không còn bóng giặc, nàng Ka Nai bắt đầu tập trung xây dựng một cuộc sống
mới cho buôn làng. Một cuộc sống chỉ có những con người thủy chung, biết đùm
bọc, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong tình yêu thương của dân tộc. Bốn con tê
giác giúp sức cho nàng san ủi núi đồi , khai thác rừng hoang cho người Cơ Ho.
Nàng Ka Nai đã chọn mùa trăng tròn đầu tiên của mùa nắng ấm sau khi quê hương
được thanh bình để tổ chức ngày kỷ niệm cho bộ tộc của mình’
Vào ngày
rắm tháng Giêng hàng năm, du khách khắp nơi trẩy hội về thác Pongour để vui
chơi, tưởng nhớ về ngày kỷ niệm của người cơ Ho xưa. Đây cũng là dịp bà con các
dân tộc từ miền xuôi đến mạn ngược rộn rã du xuân. Đường xuống chân thác bằng
phẳng quanh một ngọn đồi, hay theo các bậc thang đá đi dưới những tán lá rừng
rồi theo các con đường mòn đến gần chân thác, băng qua những đám mây nước như
mưa rào để sang bên kia bờ sông…Càng đi về phía hạ nguồn du khách càng cảm nhận
được vẻ hùng vĩ của dòng thác Pongour đang tuôn trào mạch nước.
Đêm đến,
du khách có thể tham gia cùng các bạn dân tộc vui chơi bên ánh lửa trại trong
các điệu nhảy Tây Nguyên và rất thú vị hơn nữa cho những du khách thích khám
phá cảm giác lạ khi nghỉ lại bên thác rừng
Pongour trong chiếc lều dã chiến. Chính nơi đây ngày xưa, vị vua cuối
cùng của triều Nguyễn nước ta rất thích thú nghỉ đêm tại đây mỗi lần đến
Pongour sănbắn.