Khu Du Lịch Đồi Mộng Mơ
Dấu Ấn Mới của Du Lịch Đà Lạt:
Đà Lạt có khá nhiều địa danh thơ mộng từ lâu đã đi vào tiềm thức
của du khách qua âm nhạc và thi ca như hồ Than Thở, thác Cam Ly, thung lũng
Tình Yêu…và đến Đà Lạt (ĐL) trong năm 2005 du khách lại bắt gạp thêm một địa
danh du lịch mới ra đời: Đồi Mộng Mơ với sức quyến rũ kỳ lạ.
Theo con đường Phù Đổng Thiên Vương trải nhựa phẳng lì rẻ phải, du
khách sẽ đặt chân đến đường Mai Anh Đào. Từ xa thấp thoáng những công trình
kiến trúc xinh xắn nép mình dưới những tán thông xanh biếc như thì thầm tình tự
với cỏ cây. Đó chính là Khu Du Lịch Đồi Mộng Mơ.
Qua khỏi cổng chào có hình căp ngà voi cong vúc như khát vọng vươn
tới hạnh phúc của con người, du khách có thể bắt gặp một khung cảnh hữu tình.
Bên cạnh cái hồ có con rồng xanh phun nước mát suốt ngày đêm là những vườn thơ
và tượng mang tên một thi nhân nổi tiếng: Hàn Mạc Tử. rải rác trên những gốc
kiểng là những vần thơ tình “vang bóng một thời” của nhà thơ tài hoa mệnh bạc:
“khách xa gặp lúc mùa
xuân chính
Lòng trí bâng khuâng sực
nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh
thóc
Dọc bờ sông trắng nắng
chang chang”
Bên cạnh đó là ngôi nhà cổ khoảng 300 năm tuổi bằng gỗ quý vốn là
nhà của viên quan thời Tây Sơn từng giúp anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ dựng
nước, được đưa từ Bình Định vào và bảo quản gần như nguyên vẹn từ tủ thờ, tràng
kỷ đến những cây đòn tay được chạm trổ công phu. Men theo triền đồi, du khách
có thể bắt gặp hàng chục loải hoa đang khie sắc tỏa hương, hoa chen lấn nhau,
lớp trên, lớp dưới và không biết cơ man nào là lá dá. Hàng ngàn tấn đá được bày
viện, xếp đặt một cách hài hòa, nghệ thuật. kế đó là vườn hoa mang tên nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn – người có những tình khúc vượt không gian và thời gian, lay
động hảng triệu trái tim. Nơi đây giữa khung cảnh núi rừng thuần khiết, với tấm
lòng yêu quý vô hạn người nhạc sĩ thiên tài, bức tượng bán thân của cố nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn được bàn tay điểu khắc gia Phạm Văn Hạng truyền thần. ngồi ở
vườn hoa nghe tiếng thông reo vi vu ta có cảm giác như những khúc nhạc trữ
tình, sâu lắng của Trịnh tuôn trào:”Lời nảo của cây, lời nào cỏ lạ. Một chiều
ngồi say, một đời thật nhẹ. Ngày qua!”
Cách đó không xa sừng sững một trích đoạn từ “Vạn Lý Trường Thành”
dài hơn 1.000m uốn khúc qua những sườn đồi thoai thoải. trên từng phiến đá còn
khắc dòng chững “Bất đáo trường thành phi hảo hớn” như muốn tái hiện lại một kỳ
quann của nhân loại. bên cạnh là khu biểu diễn nghệ thuật dân tộc Tây Nguyên
với nhà Rông, sân khấu lộ thiên và mái che hình lưỡi rìu hoành tráng rộng
500m2 có sức chứa 600 người. ngày và đêm tại đây, một ban nhạc gồm hàng
chục bạn trẻ dân tộc K’ho bản địa hào hứng biểu diễn những bài hát, những vũ
điệu cồng chiêng bên đống lửa hồng và những chóe rượu cần cùng những cuộc giao
lưu văn hóa với du khách làm say đắm lòng người. xa xa thấp thoáng dưới tán
rừng là những căn nhà Bugalow với đầy đủ tiện nghi có thể giúp du khách nghỉ
qua đêm để thưởng thức cảnh “sơn lâm u tịch”. Nếu muốn tổ chức yến tiệc du
khách có thể đến với nhà hàng Hạnh Phúc nằm trên đồi với sức chứa lên tới 400
khách.
Thực ra trước đây khu vực này có tên là Khu Du Lịch Hồ Rồng nhưng
chỉ có một vườn lan và một con rồng vàng buồn hiu hắt. Với tấm lòng yêu Đà Lạt
từ thuở thiếu thời, nhân một chuyến tham quan, Ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch
hội đồng quản trị Sacombank cảm thấy tiếc cho một thắng cảnh liền nảy sinh ý
tường đầu tư xây dựng nơi đây thành Khu Du Lịch Văn Hóa với thi ca, âm nhạc,
những kỳ quan của nhân loại được tái hiện và những đêm giao lưu văn hóa với các
dân tộc Tây Nguyên để du khách có nơi vui chơi thưởng lãm sau những giờ ngắm
cảnh. thế là ngày 5/3/2003 lễ động thổ diễn ra. Ngày 25/07/2003 Công Ty Cổ Phần
Thành Ngọc ra đời theo giấy chứng nhận số 4203000018 của Sở Kế Hoạch & Đầu
Tư Lâm Đồng. ngày 3/10/2000 Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh có văn bản số 3296/UB thỏa
thuận quy hoạch Đồi Mộng Mơ và cho phép Công Ty Thành Ngọc được thực hiện dự án
đầu tư trên diện tích đất là 10ha. Ngày 11/12/2003 Sở Tài Nguyên và Môi Trường
ký hợp đồng cho Thành Ngọc thuê 6.367,1 m2 đất tại khu vực nói trên với thời
hạn 50 năm nhằm đầu tư xây dựng khu du lịch.
Sau khi nhận được giấy phép của Sở Xây Dựng, Công Ty Thành Ngọc dã
cấp tập đầu tư. Anh Trần Mến – Chủ tịch quản trị Công Ty Thành Ngọc kể:”Lúc ấy
chúng tôi phải huy động đến 16 nhà thầu khác nhau tham gia, mỗi anh một hạng
mục. trên công trường lúc nào cũng có gần 200 công nhân làm việc đến 7h tối. để
thực hiện “Trích đoạn Vạn Lý Trường Thành” 2 kíp thợ với 30 công nhân phải làm
quần quật suốt 2 tháng trời mới xong”
Ai đặt tên cho Khu Du Lịch này là “Đồi Mộng Mơ” và vì sao lấy tên
ấy? người đó chính là Ông Thành, chủ tịch hội đồng quản trị Sacombank, ông
Thành đã nhiều lần lên Đà Lạt, từ lâu những cái tên Hồ Than Thở, Thung Lũng
Tình Yêu…đã đi vào lòng du khách và nhân dân Đà Lạt, chính vì vậy ông muốn Đà
Lạt có thêm một địa danh mới hòa quyện vào cảnh sắc thiên nhiên chung quanh khu
vực và thành phố nên thơ này, sau nhiều đêm suy nghĩ, ông quyết định đặt cho
những quả đồi xinh đẹp mà ông sẽ đầu tư mang cái tên “Đồi Mộng Mơ”. Ban đầu hơn
300.000 lượt khách đến với Khu Du Lịch Đồi Mộng Mơ năm 2004, và Sacombank sẽ
luôn tài trợ để Công Ty Thành Ngọc mỗi năm có thêm một sản phẩm mới.
Nói đến tranh thêu, những người yêu nghệ thuần hội họa không ai
không biết đến XQ - làng nghề thủ công tuyền thống nổi tiếng của Thành Phố Đà
Lạt với những bức tranh sinh động y như thật. Đến nay XQ đã mở rộng ra khắp cả
nước và nước ngoài, vó công ty phân phối sản phầm riêng và vinh dự có tên trong
sách kỷ lục Việt Nam.