Hành trình của những nguồn vui

Translate

Skype Me™!

Thông tin du lịch

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM

Lịch sử hình thành của Thiền Viện Trúc Lâm – Đà Lạt
Hòa Thượng Thích Thanh Từ (HT TTT) từng nói:’Thiền Viện Trúc Lâm là lý tưởng tối hậu trong đời tu của ông’. Tại sao Hòa Thượng lại nói như vậy? Trong qua trình ở tại các Phật học đường và đi dạy ở các Phật học đường, giao tiếp với chư tăng, chư ni mọi nơi. HH thấy trong giới tu sĩ Phật Giáo thiếu hòa hợp và bị chi phấi về vấn đề kinh tế. Vì phải lo cho có ăn, có mặc và có những phương tiện học tập, mà tăng ni không còn đủ thời gian để tu, để học. Vì những việc bên ngoài nó lôi cuốn rồi phải chạy theo; bị chi phối rất lớn bởi Phật tử, lễ lượt trong chùa và khách khứa  từ thân nhân huynh đệ qua lại tới lui với nhau, làm mất hết bao thời giờ quý báu trong lúc tu hành cũng như việc học tập.
Sau này  HT TTT thành lập được Thiền Viện Chơn Không, Thiền Viện Thường Chiếu; HT TTT thấy một trở ngại cho sự Tu Thiền, vì khí hậu quá nóng bức. Mỗi buổi chiều ngồi thiền thì mồ hôi ướt áo, buổi tối cũng vậy. Cho nên HT TTT đã  thấy được Tăng Ni có thời giờ tu, lại bị trở ngại về khí hậu, thời tiết.  Khoảng năm 1986 Ht TTT có duyên nhập thất  tịnh dưỡng tại Chùa Quán Thế Âm. Ngài thấy khi hậu Đà Lạt mát mẻ, thích hợp cho sự tu thiền, nên Ngài khởi nghỉ: ’Nếu  nơi này có được thiền viện cho Tăng Ni tu tập thì sẽ chóng có kết quả tốt’ Từ đó, Ngài đi khảo sát những vùng hồ núi; đầu tiên Ngài dự tính xin đất ở vùng hồ Đa Thiện; nhưng sau khi tham quan vùng hồ Tuyền Lâm. Ngài thấy nơi này vẫn còn những nét hoang sơ thiên nhiên và yên tĩnh hơn Đa Thiện, nên Ngài chọn khu vực hồ Tuyền Lâm để xin đất cất Thiền Viện. Trải qua 6 năm dài với sự giúp đỡ của các Phật tử và nhất là Ni Sư Huệ Hạnh ở chùa Quán Thế Âm mặc dù đang bị bệnh nhưng bà đã kết hợp với Hoàng Tâm , Tâm Như trực tiếp liên hệ với chính quyền.
Ngày 16/03/1993 UBND tỉnh Lâm Đồng ra thông báo số 45/TB-UB chấp thuận cho phép xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm (TVTL).
Ngày 21/03 HT TTT họp chư Tăng Ni phật tử tại TV Thường chiếu, để đọc thông báo số 45/TB-UB, đồng thời công bố danh sách ban Lãnh Đạo và ban chức sự: Viện Trưởng: HT TTT, Viện phó: TT Thích Nhật Quang, thủ bổn: T. Thông Bản, thư ký: T. Kiến Nguyệt; Tri sự: T. Thông Hiền; chịu trách nhiệm làm đường: Phật tử Chánh Trực…
Sáng ngày 24/03/1993, đoàn chư tăng đến Đà Lạt và nhận được quyết định số 363/QĐ-UB, ngày 24/3/1993 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc giao đất giao rừng và cho phép xây dựng TVTL. Ngay tối hôm đó HT TTT cho họp ban Lãnh Đạo thông báo quyết định trên và triển khai công tác.
Ngày 25/03/1993, Văn phòng TVTT đặt tại Chùa Quán Thế Âm , bắt đầu tiến hành thủ tục xin phép cất lán trại để tập kết vật tư. Hòa Thượng cùng quý Thầy Phước Tịnh (trụ trì chùa Quán Thế Âm), Thông Tạng (thị giả), Thông Hiền (tri sự), Thông Triết (tài xế), Thông Nguyên đi khảo sát địa hình để phóng mở đường cho xe chở vật liệu xây dựng sau này.
Sau buổi họp cuối cùng tại trụ sở của Ban Quản Lý rừng đặc dụng Lâm Viên, với sự tham dự của Đảng ủy và Ủy ban cùng với các cơ quan ban ngành có trách nhiệm; buổi họp đã đi đến nhất trí: cấp cho HT TTT 24 hecta rừng để quản lý bảo vệ, trong đó được phép xây dựng dưới 2 hecta và ấn định ngày 8/4/1993, các cơ quan có trách nhiệm sẽ tiến hành lễ giao đất, cắm cột mốc ranh giới…
Ngày 13/4/1993, HT Viện Trưởng cho khởi công xây dựng lán trại (nhà khách Tăng hiện nay). Ngày 28/05/1993, lễ đặt viên đá xây dựng TVTL được cử hành, với sự chứng dự của chư tôn giáo phẩm Hội đồng Trị Sự Trung Ương, Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh Lâm Đồng; với sự tham dự của đại diện các cấp Đảng Ủy Chính Quyền (Tỉnh, Thành Phố, Phường các cơ quan ban ngành hữu quan;Tăng – Ni – Phật tử trong và ngoài nước.
Ngày 19/07/1993, UBND Tỉnh ký quyết định số 1039/QĐ-UB, cho phép tiến hành xây dựng công trình TVTL. Trong thời gian này, Hòa Thượng đang đi hành hương ở Trung Quốc, nên ngày 20/07/1993 Thượng Tọa Viện Phó từ TV Thường Chiếu phải lên Đà Lạt để chỉ đạo đôn đốc thi công. Công trình lúc đầu được dự trù xây dựng trong 3 năm; năm đầu xây dựng khu ngoại viện, hai năm sau xây dựng khu Nội Viện Ni. Nhưng chỉ sau 8 tháng khẩn trương thi công (tính từ ngày được phép xây dựng; nếu tính từ ngày làm lễ đặt đá thì 10 tháng) công trình đã hoàn thành phần xây dựng cơ bản.
Ngày 19/03/1994 buổi lễ khánh thành TVTL được cử hành trọng thể, có sự tham dự của  Hội Đồng Trị Sự Phật Giáo Trung Ương, Ban Trị Sự Tổng Hội Phật Giáo cùng với các cấp Đảng Ủy và chính quyền (Tỉnh, Thành Phố, Phường) và đại  diện các cơ ban ngành hữu quan…
TVTL  đáp ứng được  các điều kiện:
  • Tạo cảnh quan xinh đẹp mang sắc thái văn hóa dân tộc.
  • Khôi phụ Thiền Tông đời Trần
  • Hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử chuyên tu thiền.
Công trình đã gián tiếp góp phần xây dựng Văn hóa, chấn hưng đạo đức cho các tín đồ đạo Phật. Khi mỗi người khách đến đây, cảm kích trước vẻ đẹp thiên nhiên đầy thiền vị khiến lòng thanh thản an vui, làm vơi đi nỗi bức xúc  trong tâm...
Ngày 26/03/1993 Hòa Thượng Viện Trưởng tuyên bố đóng công Nội Viện; chư Tăng - Ni bắt đầu sinh hoạt theo đúng Nội quy của Thiền Viện và du khách chỉ được phép tham quan ở khu vực ngoại viện (trừ trường hợp đặc biệt).
Kể về quá trình xây dựng TVTL , những người đã từng chứng kiến quang cảnh vùng này trước đây, do công trình lấy đất đắp dập hồ Tuyền Lâm, sau d đó bị mưa lũ xâm thực , xói mòn chỉ còn trơ đất đỏ, với những khe rảnh, hang sâu...Vì Thiền Viện xây dựng trên đỉnh núi cao, đường lên dốc đứng, do không thể kéo dài thêm để giảm bớt độ dốc của mặt đường. Trong những ngày xây dựng, sau mỗi trận mưa to thì mặt đường tạo thành mương rãnh, khi xe đi qua, lớp đá trải bị lún sâu. Xe vận chuyển vật liệu xây dựng đã bao lần bị tuôn bánh đâm vào gốc thông. TV đã cho san ủi để giảm bớt độ dốc mặt đường, đắp bờ an toàn, làm bãi đâu xe, ban đầu HT chỉ tráng nhựa bãi xe cạnh cấp lên, bãi phụ vận là đất đỏ,vào những ngày mưa, xe bị tuôn bánh ,không chạy được, và không có chỗ đâu xe. Sau đó TV đã cho xin phép sửa bãi xe phụ, tráng nhựa để xe lớn có chỗ đậu và có thể tránh nhau khi ra vào. Trong lần xây dựng lại nhà vệ sinh HT TTT cũng cho xây dựng ở bên ngoài để thuận tiện cho du khách vả dễ thấy nhất.
Có nhiều người sau khi nhìn Hồ Tĩnh Tâm rồi thắc mắc: tại sao dưới chân núi đã có Hồ Tuyền Lâm  mênh mông bát ngát, TV lại cho xây thêm hồ này trên núi để làm gì? Trong khi đó những người Hoa gốc Đài Loan , những người Hồng Kông chuyên về Phong Thủy và long mạch, thì lại tán thán: ông Thầy coi hướng xây dựng TVTL  này là một bậc Thẩy về Phong Thủy, nếu không ranh thì sẽ xây Chánh điện về hướng bãi xe. Họ nói: Chánh điện ở vị trí thuộc Mộc, xoay mặt về hướng Nam nhằm cung ly thuộc Hỏa - Mộc sanh Hỏa. Còn Hồ Tĩnh Tâm ở vị trí.phong thủy gọi là Chu Tước, nên việc xây dựng hồ này , chống xói lở, chứa nước, như vá vết thương ở cổ rồng, làm thế sau này chùa sẽ hưng phát. 
Trong ngày lễ  khánh thành ai cũng thấy, vùng đất trước Chánh điện bị xói mòn sạt lở gần đến công 1 (công trước Chánh điện), và đất bị đào lên để đắp đập  vào sâu tận cỗng 2, tạo thành trững sâu và rộng, lồi lõm khó coi. Nên HT TTT đã cho cải tạo vùng này để: Chống xói mòn, (bằng cấch xây dựng thành từng băng rồi xây ta-luy chống sạt lỡ và xây mương dẫn nước), Phải đắp đập (để ngăn nước, giữ đất), Phần trũng sâu nạo vét thành hồ  (chỉ vì không thể lấp vá; ngày nay du khách đứng trên bờ đập nhìn xuống chân đẫp thấy độ cao của đập  thì biết được sự đào xới, xói lở  trước kia sâu tới chừng nào), Tạo mỹ quan cho vùng đất trước Chánh điện. Hồ được lót đá, tráng đáy hồ để giữ nước tưới cây cỏ trong mùa khô, đồng thời đổ 'đan' lót xung quanh  để với lượng du khách ngày càng tăng  đi lại trong mùa mưa dể dàng hơn.
Đây là một trong những Thiền Viện to nhất, bề thế nhất ở Đà Lạt hiện nay. Thiền Viện Trúc Lâm (TVTL) toạ lạc trên núi Phung Hoàng. Từ Trung tâm TP. Đà Lạt đi theo đường QL 20 xuống đèp Prenn độ hơn 4km, đi vào Hồ tuyền Lâm rẻ phải theo con đường tráng nhựa ngoằn ngèo ôm sườn núi để đến đình Phượng Hoàng, đầu đường có một tượng Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề, đó là đường đi lên Thiền Viện Trúc Lâm
II/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
Ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt, với chủ trương khôi phục lại dòng thiền Trúc Lâm Yên tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập, một dòng thiền đã biết dung hợp các thiền phái Thảo Đường, Ngô Vôn thông, Tỳ Ni đa Lưu Chi, Lâm Tế...để hun đúc thành Thiền Tông Việt Nam với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán của Việt Nam, Thiền Viện Trúc Lâm được xây dựng theo quyết định số 1039/QĐ-UB ngày 19/07/1993 của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Lâm Đồng, trên một khuôn viên rộng khoảng 2 ha.
TVTL đã được kiến trúc sư Ngô Viết thụ phác hoạ tổng thể, kiến trúc sư Huỳnh Ngọc Ẩn vẽ thiết kết chánh điện. Sau đó Viện Thiết Kế quy hoạch tổng hợp thành phố Đà Lạt đã vẽ lại thêm phần thiết kế khu nội viện. Trong quá trình xây dựng , Hoà Thượng Viện Trưởng có nhờ kiến trúc sư Xuân Hùng vẽ thêm phần cổng tam quan và tháp chuông, đồng thời cũng vẽ điều chỉnh lại để cho kiến trúc có đường nét thanh thoát nhẹ nhàng và đậm tính dân tộc hơn. Công trình được bắt đầu xây dựng ngày 08/04 năm Quý Dậu (1993), với sự giúp đỡ nhiệt tình của các tăng, ni, phật tử trong và ngoài nước, chỉ sau hơn 10 tháng thi công công đã tạm hoàn tất và khánh thành trọng thể ngày 08/02 năm Giáp Tuất (1994). Viện Trưởng đương nhiệm: Hoà Thượng Thích Thanh Từ..
III/ KIẾN TRÚC:
Để đến được chánh điện có thể theo 2 lối: hoặc từ bến đỗ xe theo cổng bên leo lên 61 bậc cấp hoặc từ Hồ Tuyền Lâm leo 222 bậc cấp qua 3 cổng tam quan được xây dựng theo lối kiến trúc  Đông Phương, mái lợp có khác hiệu "Trúc Lâm thiền Viện, núi Phụng Hoàng" bằng chữ Việt và chữ Hán. Dọc theo 2 cột đứng 2 bên có 2 câu liễn cũng bằng chữ Việt và Hán do Hoà Thương Viện chủ đề.
Ở cổng tam quan thứ nhất, bắt đầu bước vào khuôn viên thiền viện, ta thấy 2 câu:
"Đức Phật là Đông cung, bỏ điện ngọc, lên Bồ đề thành chánh giác
Giáo hoàng ở ngôi báu, lìa ngai vàng, lên Yên Tử dạy chúng tăng"
Hai câu liễn đã giới thiệu khái quát lịch sử hình thành của đạo Phất và của phái Thiền tông Việt Nam, phát sinh từ đời Trần.
Ở vị trí cổng tam quan thứ 2 là hồ nước sáng loáng dưới ánh nắng vàng cao nguyên. chung quanh hồ, các cây liễu rũ rung rinh trong gió. Hồ có sức chứa khoảng 200m2 nước, nguyên là một lõm sâu trên đồi  do những người làm Hồ Tuyền Lâm lấy đất đắp đập tạo nên, từ đó Hoà thượng Thích Thanh Từ nảy sinh ý định xây một cái hồ nhân tạo để vừa làm tăng thêm vẻ đẹp cho cảnh quan vừa chứa nước vào mùa mưa. Hồ này có tên là "Hồ tĩnh tâm"
Đến bậc cấp cuối cùng là đến cổng tam quan thứ 3, ta lại gặp 2 câu liễn khác:
" Thiếu thất chín năm đợi gặp thần Quang truyền tâm ấn
Trúc Lâm mười kỷ đã đem Thập Thiện hoá nhân gian"
Qua khỏi cổng tam quan này là đến sân chùa. Thiền Viện có diện tích 24,5 ha, chia làm 3 khu vực: Khu ngoại viện, khu nội viện Tăng và khu nội viện Ni. Khu ngoại viện gồm: Chánh điện, nhà khách, tham vấn đường và lầu Chuông.
1/ Chính Điện:
Chính điện có diện tích 192m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng đức Phật Bổn Sư thích Ca Mâu Ni cao khoảng 2m, tay phải cầm cành sen đưa lên, đây là hình ảnh của Đức Phật trong Pháp Hội Linh Sơn, một ấn tượng về " có mà như không, không mà như có" của đạo thiền.
Thiền là pháp môn giúp chúng ta sống với sự "tĩnh thức" đưa tâm trở về trạng thái an định. Thiền Phái Trúc Lâm chú trọng vào sự tu tập nội tâm của bất cứ ai, dù là tu sĩ xuất gia hay người sống tại gia. Đường lối tu tập hướng nội dẫn đến thanh tịnh hoá bản thân, khiến lòng không còn vướng bận và tự tánh hiển lộ đây là tâm trạng thực sự an ổn trong chính mỗi người mà không phải tìm kiếm cực lạc ở tận phương trời nào xa xăm...Bên phải đức Phật là bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử, bên trái là bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu cham khắc 8 tướng thị hiện của đức Phật và các bao lam, trường kỷ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chánh điện là hàng cột gồm 4 cột  tròn giả gỗ. Trần được tạo bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền.
2/ Lầu Chuông
Lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phât giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Trong lầu chuông, chiếc đại hồng chung nặng 1.100kg do 2 Phật tử cúng dường và nghệ nghệ nhân Nguyễn Văn Sinh, pháp danh Tâm Tài thực hiện ở Phường Đúc - Huế. Quanh mặt chuông có khắc bài thơ của Trúc Lâm Đầu Đà, pháp danh của Vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) lúc xuất gia đầu Phật, tổ sư của phái Thiền Tông Việt Nam.
Thị phi niệm trục triêu hoa lạc,
                Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn.
                Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch,
                Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.

Nghĩa:
                Phải quấy niệm rơi theo hoa sớm,
                Lợi danh tâm lạnh với mưa đêm.
                Hoa sạch, mưa dừng non vắng lặng,
                Chim kêu còn một tiếng xuân tàn


                Chim kêu một tiếng lại xuân tàn.Đứng tựa lan can lầu chuông nhìn bốn hướng ta mới thấy được tầm nhìn cao rộng của vị hoà thượng chân tu, khi chọn đỉnh đồi cao này xây dựng chùa để khôi phục giáo phái Thiền Tông Việt Nam, một giáo phái đã từng hưng thịnh một thời trong lịch sử dân tộc nhưng đã bị mai một nhiều thế kỷ qua. Trước mắt là Hồ Tuyền Lâm trong xanh, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời với 5 nhánh suối đổ về như 5 ngón tay trong một bàn tay; đồi thấp, núi cao, rặng thông non xanh xanh mơn mởn, cụm thông già xanh thẳm, rải rác những túp lều nhỏ của người làm vườn trên nương rẩy, ngọn núi Voi vững chãi nhô cao như chứng tích lịch sử và huyền thoại của dân tộc bản địa còn trường tồn, tất cả đều soi mình xuống mặt hồ Tuyền Lâm. Cảnh vật soi mình xuống mặt nước trong xanh như người tu hành luôn nhìn vào lòng mình, soi rọi vào điều chân, thiện để ngày càng được tin tưởng thêm.
3/ Nhà Khách
Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh ngát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại Thiền Viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi Voi phục soi bóng xuống Hồ Tuyền Lâm hùng vĩ. đặc điểm nổi bật của Thiền Viện còn là những ngôi nhà tròn đơn sơ ẩn mình trong đồi thông, tạo nên vẻ nên thơ hoang dã.
Ngoài ngôi chánh điện ở vị trí trung tâm, công trình có tham vấn đường, nhà trưng bày bên phải, gác trống, nhà khách tăng, thư viện, thiền thất viện trưởng và thiền đường bên trái.
IV/ Ý Nghĩa
Đến thăm TVTL, ta không thấy sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong kiến trúc xây dựng, mặc dù toàn bộ công trình kiến trúc đều toát lên sắc thái của nền văn hoá Việt Nam, văn hoá Đông Phương, cái đẹp, cái đặc sắc của Thiền Viện là cảnh quan thanh thoát với trời mây non nước bao la, với ngàn thông vi vu gió lộng. Ở đấy, thiền và thiên nhiên hoà nhập làm một. Chính cảnh quan này là sự độc đáo thu hút du khách. Ai đã một lần đến Trúc Lâm Thiền Viện mà không thấy tâm hồn mình lâng lâng, nhẹ nhõm, như được trong sáng hơn, thanh sạch hơn.
 Hoà Thượng Thích Thanh Từ năm nay đã ngoài 70 tuổi - Viện trưởng đầu tiên của  của Thiền Viện vốn là người "Bác cổ thông kim" đã từng đi nhiều nơi để sưu tầm tài liệu, đến từng Phật tích đọc lại vă bia, kiểm chứng và dịch giảng những pho tư liệu quý của Thiền học Phật giáo.
Hiện nay, ngoài một số Thiền Viện nhỏ như: Linh Chiếu, Thường Chiếu (ở Long Thành), Viên Chiếu, Huệ Chiếu, Chân Không (ở Vũng Tàu), tuệ quang (ở TP.HCM) thì Thiền Viện Trúc Lâm được coi là nơi tu thiền lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi mà các nhà nghiên cứu về Thiền trong và ngoài nước đã không ít lần đến để nghiên cứu, học tập.
Đến năm 2000, TVTL có 120 tăng, ni và là nơi "tập tu" của các cư sĩ Phật giáo trong cả nước. Hằng ngày, các vị tu sĩ ở đây thức dậy trước 3 giờ sáng và phải ngồi thiền 3 "thời" trong một ngày (1 thời = 2h). Sau đó, sám hối "lục căn" (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) theo "Khoá Hư Lục" do vua Trần Nhân Tông biên soạn nhằm giải thoát cho chính mình.
Quan điểm triết học của TVTL là: "Phản quang tự kỷ bổ nhân sự, bất tùng tha đắc" có nghĩa là: "Trở về soi rọi chính mình là phận sự gốc, không thể theo bên ngoài để mà được". Điều đáng lưu ý: Thiền Viện không tụng kinh bằng tiếng Phạn hay tiếng Hán như các chùa khác mà tụng kinh bằng tiếng Việt để cho mọi người cùng hiểu.
Đồng thời, TVTL không có chủ trương theo nghi lễ cúng tế linh đình hoặc đi tụng kinh đám ma, xin xăm, bói quẻ như các chùa chiền Phật giáo khác mà chỉ tập trung răn dạy tu sĩ và Phật tử phải "thiền định" để tự sửa mình, tránh đi những việc làm xấu nhằm cũng cố đạo pháp và làm sao cho "tốt đạo, đẹp đời".
Các tăng ni muốn thành tu sĩ của Thiền Viện Trúc Lâm không phải là chuyện giản đơn. Họ phải tốt nghiệp ít nhất lớp 12 và phải học qua trường Phật học căn bản, hoặc ít nhất có 3 năm "tập tu" ở các chùa và được sự tuyển chọn của Viện Trưởng. tuổi đời của họ được giới hạn từ 18t đến 55t. sau 2 năm "tập tu" tại TVTL mới được "nhập thất" toạ thiền từ 39 ngày đến 90 ngày trong một căn phòng rộng 9m2 và mới có thể trở thành một Thiền sư thật sự.
Trước vẻ đẹp thơ mộng và kỳ ảo của thắng cảnh này, năm 1998, các chuyên gia của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương đã hình thành quy hoạch chi tiết KDL Hồ tuyền Lâm. Theo dự án tổng kinh phí đầu tư gần 100 tỷ đồng. Khu DL bao gồm: Khu đón tiếp du khách, tuyến du lịch mặt nước, tuyến du lịch bằng đường bộ, tuyến cáp treo, trung tâm dịch vụ công cộng, vườn thú tự nhiên, khu vực nhà nghỉ, khu vực câu cá, khu vực leo núii và săn bắn, khu thể thao và khu cây xanh. Quan điểm thiết kế khu DL Hồ Tuyền Lâm dựa trên quan đểm đa dạng sinh học. Vấn đề bảo tồn và tôn tạo 2 nguồn tài nguyên thiên nhiên chính ở đây là mặt nước và rừng xanh được đặc biệt coi trọng. KDL Hồ Tuyền Lâm được xác định là KDL sinh thái kết hợp với văn hoá nghỉ dưỡng gồm: Hồ, rừng, cảnh quan thiên nhiên và vãn cảnh chùa.
Khu DL Hồ Tuyền Lâm, hiện do Công Tu Du Lịch Lâm Đồng quản lý và khai thác, với tổng diện tích sử dụng là 1.408 ha. Thắng cảnh này đã được nhà nước xếp hạng năm 1988.
Hệ thống cáp treo Đà Lạt này được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2002, khánh thành ngày 24/1/2003 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 1/2/2003.
Ngày nay TVTL trở thành một trong điểm du lịch của TP.Đà Lạt, đã nổi tiếng trong và ngoài nước, không những về cảnh quan, về sinh hoạt tu hành mà còn về đường lối trở về nguồn do HT Viện Trường chủ trương khôi phục – đó là Thiền tong 

Tin Tức - Các Chương Trình Tour