Thác Đatanla hay Datanla
là một
ngọn thác lớn nằm trong khu du lịch Đatanla – cách thác Prenn
8km và thành phố Đà Lạt 10km và là điểm tham quan, phiêu lưu mạo hiểm. Đatanla
hay Đatania do các từ K'Ho ghép lại: "Đà-Tàm-N'ha" có nghĩa là
"nước dưới lá"[1]
- liên hệ đến cuộc chiến tranh Chăm-
Lạch - Chil thế kỷ XV - XVII.
Thác Datanla có lượng
nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định. Thác Datanla không ồn ào do
chảy qua nhiều thềm đá. Thác đổ từ ghềnh cao 20m, nước suối phần dưới tạo thành
khu vực nước rất trong nên gọi là Suối Tiên, phần sâu hun hút phía trên
có một vực sâu gọi là Vực Tử Thần. Theo truyền thuyết, do thác có vực
sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh
quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ
cách đây hàng trăm năm trở về trước. Nhờ có ngọn thác này nên một cánh quân đã
trụ lại và bảo toàn được lực lượng.
Truyền thuyết:
Truyền thuyết 1
Đatanla là nơi dũng sĩ K`Lang và nàng sơn cước Hơbiang gặp nhau. Nơi đây, chàng Lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắn hổ tinh, 7 con chó sói và 2 con cáo. Truyên kể của đồng bào dân tộc còn ghi lại rất rõ trận đánh ấy:
"Cây đổ ào ào, gió cuồng lên dữ dội, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác
liệt. Lợi dụng lúc 2 con rắn lè lưỡi, Lang rút dao đi rừng chặt đứt bay 2 lưỡi
của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán
loạn...".[2]Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu mà một trong những
hố sâu ấy là vực Tử Thần ở chân thác. Từ đó Đatanla là nơi hẹn hò của đôi tình
nhân.
Truyền thuyết 2
Truyền thuyết kể rằng, Đatanla
còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt,
được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát
hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là “Đạ Tam Nnha”
có nghĩa là “dưới lá có nước”. Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt
chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Đatanla
Truyền thuyết 3
Có truyền thuyết kể lại
rằng, vào thời Pôrêmê, người Chăm từ Panduranga (Phan Rang) thường kéo lên tấn công người Lạt, người Chil ở cao nguyên Lang
Biang để giành đất và bắt nô lệ. Trong lúc người Lạch sắp thua vì thiếu “cái nước” thì tình cờ
họ phát hiện ra dòng thác này và có nước uống, nên người Lạt đã chiến thắng và
bảo vệ được buôn làng. Còn người Chăm thua vì họ không biết “dưới lá có nước”.
Từ đó bà con bộ tộc Lạt đặt tên là “Đạ Tam Nnha” (dưới lá có nước)
để nhắn nhủ với con cháu sau này.”
Hệ thống máng trượt
Hệ thống máng trượt tại
Đatanla được xem là máng trượt duy nhất của Đà Lạt. Máng có chiều dài 1.000m
uốn lượn quanh các sườn núi, có hệ thống phanh cảm biến để hãm bớt tốc độ của
những xe đi quá nhanh nhằm giữ khoảng cách an toàn giữa các xe. Trượt trên máng
ống là những chiếc xe đôi dành cho 2 người, có tay phanh để điều chỉnh tốc độ
theo ý muốn. Tốc độ trung bình là 10-20km, tốc độ nhanh là 40km. Trước đây muốn
xuống thác Datanla phải vất vả vượt qua hàng trăm mét đường dốc thẳng đứng và
chỉ có cách duy nhất là đi bộ với thời gian từ 10- 15 phút, nay có thể lên hoặc
xuống thác rất nhanh từ 1,5- 2 phút.
Leo dây mạo hiểm
Leo dây mạo hiểm là môn
thể thao mới khai trương tại thác nhằm khám phá và thử sức can đảm tại hang Tử
Thần.