Hành trình của những nguồn vui

Translate

Skype Me™!

Thông tin du lịch

DINH BẢO ĐẠI

Dinh 1
Theo con đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rẽ phải đi trên con dường rợp bóng thông mát rượi nay là đường Hùng Vương, du khách sẽ đặt chân đến Dinh 1. Nơi đây trước kia từng là “Tổng Hành Dinh” của Cựu Hoàng Bảo Đại. Nam 1950, sau khi ký Dụ số 06 và Sắc Lệnh 03 QT/TD thiết lập “Hoàng Triều Cương Thổ”, Bảo Đại (BĐ) quyết định bỏ ra 500.000đ tiền Đông Dương để mua lại ngôi biệt thự này của Paul Dary và cho sửa sang lại toàn bộ nhằm bố trí nơi làm việc cho các quan trong triều Nguyễn ở Đà Lạt.
Trước đó, Nhật đảo chính Pháp năm 1945, một đường hầm bí mật đã được lính Nhật đào từ phía Dinh 1 thông ra đến tận Dinh 2 (Dinh Toàn quyền) dài gần 3,4km, băng qua Sở điện, tẻ nhánh vào các biệt thự 11, 16, 18, 26…nằm trên đường Paul Doummer (nay là đường Trần Hưng Đạo)  nhằm bắt sống các quan Tây trong dinh và các villa. Không biết lính Nhật đào tự bao giờ và đưa đất đá đi đâu, nên khi biến cố “đảo chính” xảy ra thì các quan chức người Pháp ở đây đã hoàn toàn bất ngờ và phải đầu hàng vô điểu kiện!
Ông Nguyễn Đức Hòa – một hầu cận thân tín của cựu hoàng Bảo Đại và mấy đời nguyên thủ quốc gia chế độ sài gòn hiện còn sống ở Đà Lạt cho biết, khi về Dinh này, ông và mộ số phục vụ bên cạnh cựu hoàng Bảo Đại mới phát hiện ra đường hầm bí mật nói trên. Song, Bảo Đại căn dặn “Tuyệt đối không được hé răng”
Năm 1956, Ngô Đình Diệm “hất cẳng” Bảo Đại để lên làm tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa. Ngay lập tức việc tịch thu tài sản của Bảo Đại vả các Hoàng thân, quốc thích được  tiến hành khẩn trương. Đến cuối năm 1958, việc “thay ngôi đổi chủ” mới xong về cơ bản. Dinh dành riêng cho Tổng thống là Dinh 1, Dinh 2 trước đây toàn quyền Decoux dùng làm “Dinh thự mùa hè” được giao cho vợ chồng “cố vấn” Ngô Đình Nhu, còn Dinh 3 – Biệt Điện Bảo Đại thì dành cho các cơ quan khách cấp cao của Ngô Đình Diệm mỗi khi có dịp đến thăm và làm việc tại Đà Lạt.
Khi ấy ông Nguyễn Đức Hòa được Ngô Đình Diệm điểu về phục vụ tại Dinh 1 nên đã có điểu kiện biết rõ từng ngóc ngách trong đường hầm bí mật này.
Sau khi Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc Lập, Ngô Đình Diệm hoảng quá và cũng để phòng xa liền cho gọi nhà thầu Phan Xứng đến ra lệnh đổ bê tông xây dựng lại đường hầm bí mật thật kiên cố để ông có thể thoát thân khi chẳng may xảy ra bất trắc. Đường hầm bí mật được xây dựng từ tầng hai của Dinh, có tam cấp đi xuống phòng làm việc, phòng khách rồi đi ra đến tận sân sau, để đến bãi đáp trực thăng. Đường hầm nằm sâu dưới lòng đất gần 10m nên xem ra khá an toàn. Để xây dựng đường hầm này người ta đã huy động trên 20 thợ sắt, thợ hồ lành nghề đến ăn ở và làm việc tại chỗ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” và công việc kéo dài ròng rã gần 2 năm mới xong. Năm 1960, chẳng may một số nơi trong đường hẩm rạn nứt nên phải đào lên làm lại.
Nhằm đảm bảo “tuyệt mật” Ngô Đình Diệm đã cho xây cửa vào đường hầm ngay cạnh đầu giường trong phòng ngủ của ông ta. Phía trước ngụy trang bằng một giá sách, chỉ cần đây nhẹ sang một bên là có thể bước vào cửa sắt dẫn xuống đường hầm. Nếu đi từ phía toilette thì chỉ cần đây êm bức vách là có thể bước ngay vào miệng đường hầm bí mật.
Ngô Đình Diệm thường xuyên dặn dò cụ Nguyễn Đức Hòa, người biết rõ nhất rằng:”Muốn còn chỗ đội nón thì phải 3 không: không nghe, không thấy, không biết!”. Cứ mỗi lần nhận điện:”Sắp lên” thì cụ Hòa phải hì hục lau dọn đường hầm suốt mấy ngày đêm. Khi nào cũng vậy, vừa đặt chân đến Dinh thì công việc đầu tiên của NĐD là xuống kiểm tra an toàn đường hầm hầm bí mật. Phía dưới đường hầm được chia làm 2 phòng: phòng nghỉ ngơi và làm việc cho tổng thống, phòng điện đài cơ yếu và phòng bào vệ. Có máy phát điện liên tục 24/24 và toàn bộ được điều khiển tự động.
Sau khi xây dựng xong đường hầm bí mật nói trên, những người thợ lành nghề không còn thấy trở về với gia đình nữa! nhiều người cho rằng họ bị “thủ tiêu bí mật” để đảm bảo an toàn cho Tổng thống (?!)
Sau năm 1975, một số đoạn của đường hầm kéo dài từ Dinh 1 đến các biệt thự và Dinh 2 (Dinh Toàn Quyền Decoux) bị sập.
Những năm gần đây Dinh 1 được đưa vào liên doanh với nước ngoài do công ty DRI quản lý. Vừa qua đơn vị này đã cho mở cửa Dinh 1 để đón du khách trong và ngoài nước vào tham quan nhằm có thể hiểu biết thêm về quá khứ đã lùi sâu vào dĩ vãng.

Dinh Toàn Quyền Dexoux (Dinh II)
Được xây dựng vào năm 1937 - là một trong những công trình độc đáo của kiến trúc sư người Pháp tên là He1brand. Cũng có người cho rằng đây là công trình do các kiến trúc sư A. Le1onard, P. Veyssere và A.T.Kruze thiết kế năm 1937. Tòa dinh thự đc kiến trúc theo lối cổ điển kết hợp với hiện đại, năm trên quả đồi cao 1.539m so với mặt biển, có đường hầm bí mật để các: chính khách" có thể thoát thân ra ngoài khi chẳng may xảy ra sự cố. Chính nơi đây là nơi trú ngụ  trong mỗi dịp xuân, hè và là  nơi ẩn nấp trong những giờ phát nguy nan của không chỉ 3 đời Toàn Quyền Đông Dương: Brérie, Catroux và Jean Decoux, mà còn cho cả vợ chồng "cố vấn" tổng thống Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân  và thủ tướng Nguyễn Khánh của chế độ Sài Gòn
Năm 1940, nước Pháp bị phát xít Đức tấn công, chiếm đóng và chính phủ bù nhìn Pétain  thân Đức ra đời. Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Catroux phải bỏ trốn lên Đà Lạt và nương thân tại Dinh này trong một thời gian dài trước khi lánh nạn qua Thái Lan, Miến Điện vì Catroux thuộc phe De Goulle chống Đức nên bị cách chức. Sau đó Catroux trở về Pháp để gia nhập  vào phe chống Phát xít.
Cũng vào năm ấy, J. Decoux được Pe1tain cử sang thay cho Cattroux (1940 - 1945) lai gặp lúc  Nhật đảo chính Pháp nên cũng không  thoát khỏi số phận cay đắng của một viên Toàn quyền bù nhìn. Để  lần tránh nỗi tủi hờn  trong những ngày chua xót ấy,. Decoux đã đưa vợ và 2 đứa con gái nhỏ lên Đà Lạt cư trú tại tòa lâu đài này, lấy cảnh thiên nhiên thơ mộng để làm bạn tri âm, nhưng cuối cùng rồi cũng bị bắt sau ngày Pháp bị sụp đổ. Có lẽ chính vì vậy, tòa dinh thự được gắn liền với tên tuổi của viên Toàn quyền Đông Dương cuối cùng: Dinh Toàn Quyền Decoux.
Bước vào tòa lâu đài, điều khiến mọi người chú ý đầu tiền là tấm bình phong có từ thời Tự Đức, bên trên có khắc 22 bài thờ bằng chữ Hán. Một số người am hiểu cho rằng: sau khi xây dựng xong Dinh, Bảo Đại đã cho chuyển tấm bình phong từ thành nội vào đây làm quà tặng nhằm làm đẹp lòng Toàn quyền Decoux nhân ngày khánh thành. Nhưng một số khác thì lại bảo: Trong thời gian nắm quyền và lưu trú tại đây Ngô Đình Nhu đã cho lấy tấm bình phong từ triều đình Huế  đèm vào làm vật trang trí cho ra vẻ vua chúa! Song, điều đáng quan tâm hơn vẫn là nội dung và nghệ thuật tuyệt vời của những bài thơ Đường Luật được viết  trên tấm bình phong ấy. Trong đó có 18 bài thơ của Tự Đức và 4 bài thơ của các tác giả nổi tiếng khác như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương. Bên cạnh đó là bức họa "Tráng sĩ mài gươm" gợi nhớ một sự kiện bi hùng của tráng sỹ Đặng Dung thời nhà Trần làm cho tướng giặc phải kính cẩn nghiêng mình.
Bức phù điêu "Nàng Chinh Phu" khắc họa hình ảnh người thiếu phụ, nổi bật phía trước là con chiến mã xa mờ thể hie65nca1i thần của nữ sĩ Hồng Hà - Đoàn Thị Điểm trong "Chinh Phụ Ngâm" - tiếng kêu ai oán của người phụ nữ , của tình yêu  đôi lứa  trong thời buổi chiến tranh, ly loạn. Tấm phù điêu cha con Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Trãi: kẻ bất khuất chịu gông cùm nhìn thẳng vào mặt kẻ thù; người ung dung ngồi viết "Bình Ngô Đại Cáo", một lòng, một dạ sắt son, xả thân cứu nước khỏi ách xâm lược.
Thế nhưng, điều nghịch lý là cũng chính tại nơi đây đã chứng kiến bao nhân vật: chính nghĩa và gian tà, anh hùng và phản tặc, quân tử và tiểu nhân phải ngồi đàm đạo quanh chiếc bàn ô cảm! Đó là sự kiện liên quan đến vận mệnh đất nước Việt Nam: Hội nghị tù bị Đà Lạt chuẩn bị cho Hội Nghị Fontainebleau (Paris) diễn ra từ ngày 19 đến ngày 20/4/1964. Lúc ấy, phái đoàn ta do Nguyễn Tường Tam dẫn đầu. Phái đoàn Pháp do Cao Ủy Đông Dương D'Argenlieu lãnh đạo. Chiều ngày 18/4/1964 hai bên đã có cuộc gặp đầu tiên tại Dinh Toàn Quyền Decoux trước khi bước sang vòng đàm phán chính thức.
Hội nghị bất thành, song cũng từ đá đã đưa dân tộc vào cuộc kháng chiến trường kỳ và chiến thắng lẫy lừng làm vang dội địa cầu: Điện Biên Phủ. Phòng làm việc của Toàn Quyền Đông Dương lần đầu tiên được mở ra sau mấy chục nam im ỉm khóa. Con dấu đồng - vật chứng gần 100 năm thống trị của chính quyền thực dân Pháp hãy còn đó, song tên tuổi của những tay sai người Pháp đã chìm sâu vào trong quá khứ.
Năm 1957, lâu đài tráng lệ này lại rơi vào tay vợ chồng cố vấn Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân. Nơi đây đã diễn ra những cuộc bày mưu định kế để thanh trừng các tướng lĩnh không 'ăn cánh' trong quân đội sài gòn, nhất là hoạch định các kế hoạch chống phá Cách Mạng và những cuộc trăng hoa đẫm máu. Nhiều người hãy còn nhớ: trước khi xảy ra biến cố đảo chính 1/11/1963 họ Ngô đã tiến hành một kế hoạch những tướng lĩnh không chịu phục tùng và phụng sự cho chính sách "Gia đình trị" của họ. Sau đó, Nguyễn Chánh Thi, Dương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng, Nguyễn Văn Lộc...bất mãn  đã kéo quân về vây hãm Dinh Độc Lập lần thứ nhất. Trong những giờ phút "ngàn cân treo sợi tóc" đó, Ngô Đình Diệm đã gọi điện hỏi ý kiến quân sư  Ngô Đình Nhu. Từ Dinh II, Nhu đã phác thảo ra một kế hoạch hoãn binh theo kiểu Hồ Tôn Hiến:"tạm thời đầu hàng" để rồi 35 tiếng đồng hồ sau trở tay "tắm máu" khiến cho 3 viên tướng và 10 viên sĩ quan của chế độ Sài Gòn kẻ thì chết đứng giữa trời trơ trơ, người thì bỏ của chạy lấy người, bay sang Campuchia tạm thời lánh nạn!
Căn phòng của phu nhân toàn quyền Đông Dương ngày xưa, sau đó trởi thành phòng riêng của Trần Lệ Xuân. Năm 1962, biết chồng phải lo tập trung đối phó với các tướng tá nhằm bảo vệ quyền bính cho dòng họ, sau khi gọi điện cho người tình là Trung tướng Trần Văn Đôn, Lệ Xuân đã bí mật bay lên Đà Lạt, tướng Đôn cấp tốc phóng xe lên theo. Những ngày ấy, một cuộc trăng hoa ngây ngất đã xảy ra chính tại nơi này. Trong lúc cả hai đang quấn chặt lấy nhau và chìm đằm trong lạc thú ái ân, thì bỗng cửa phòng bị đạp tung. Một người đàn bà đẫy đà bước vào. Tiếng súng nổ, Lệ Xuân gục xuống. Máu loang thấm đỏ cả drap giường. May mà viên đạn chi mới ghim vào bả vai trái. Tướng Đôn vội vùng dậy can ngăn, người đàn bà nọ mới chịu quay ra xe hơi cùng với một trung đội lính rằn ri chạy một mạch về Sài Gòn.
Sau vụ xì căng đan đó, để tránh lời đàm tiếu độc mồm độc miệng trong thiên hạ, Ngô Đình Nhu đã phải cắn răng thu xếp cho Lệ Xuân đáp máy bay sang Manila (Philippines) để mổ vết thương, gắp đạn ra, điều trị và coi như không có chuyện gì. Có lẽ chính vì sự vị tha ấy của Nhu và kỷ niệm của những cuộc mây mưa mặn nồng với Lệ Xuân nên khi xảy ra đảo chính thực sự vào năm 1963, mấy đứa con nhỏ của Lệ Xuân là: Ngô Đình Trác, Ngô Đình Quỳnh, Ngô Thị Lệ Quyên sau mấy ngày chạy trốn ở Đà Lạt bị bắt và áp giải về Sài Gòn, tường Đôn đã đứng ra bảo lãnh cho 3 đứa trẻ và tìm cách đưa sang La Mã cho Ngô Đình Thục. Ba ngày sau, Lệ Xuân cùng với con gái lớn Lệ Thủy bay từ Mỹ sang Ý, cả gia đình họ gặp nhau trong nước mắt nơi đất khách quê người.
Năm 1964, tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa đã độc chiếm Dinh II làm "Tổng hành dinh". Từ ngày về đây, Nguyễn Khánh đã ra sức tu bổ, cho xây thêm các đường hầm bí mật đến tận sườn đồi theo hướng Đông Nam và Tây Bắc để "dĩ đào vi thượng sách" khi chẳng may xảy ra "đảo chính".
Xuống cầu thang, qua khỏi khu nhà bếp nằm dưới lòng đất, băng qua hầm chứa rượu, du khách có thể bước chân vào miệng đường hầm bí mật rộng chừng 1,5m cao 1m, tất cả đều được xây bằng bê tông cốt thép và có nhiều ngóc ngách. Năm 1968 cũng chính tại Dinh II, đã xảy ra sự kiện quân Giải Phóng bất thần tấn công vào "Tổng hành dinh" này, đánh dập dãy nhà liên binh phòng vệ phía trước và làm chủ Dinh 2 ngày 1 đêm rồi mới rút lui. Sau năm 1975, nhiều đường hầm bí mật ở Dinh II bị sập, nhân viên ở đây phải dùng đất đá lấp lại. Ngày nay, nếu chịu khó đi dạo và quan sát triền đồi ở phía Đông Nam, Tây Bắc, du khách có thể nhìn thấy nhiều dấu vết của đường hầm bí mật.
Dinh toàn quyền quả là một công trình kiến trúc uy nghi và trang nhã, ghi dấu ấn một giai đoạn lịch sử khó quên của thành phố xinh đẹp này.

DINH 3 (DINH BẢO ĐẠI, BIỆT ĐIỆN BẢO ĐẠI)
Dinh Bảo Đại còn gọi là Dinh 3 là một điểm tham quan không thể thiếu khi du khách đến với thành phố Hoa Đà Lạt, Dinh Bảo Đại ko chỉ là một công trinh kiến trúc tiêu biểu của người Pháp tại Đà Lạt mà còn là một dấu ấn lịch sử của chế độ phong kiến tại Việt Nam, đặc biệt Dinh 3 gắn liền với tên tuổi của vua Bảo Đại, là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.
Nằm trên ngọn đồi cao, ẩn hiện giữa rừng thông xanh biếc, ngút ngàn mặc dù được xây dựng cách đây hơn nửa thế kỷ (1933 - 1938)  song Biệt Điện Bào Đại (BĐBĐ) vẫn còn đó những nét độc đáo, gợi cho ta nhớ lại hình ảnh của một Vương triều nhung gấm, vàng son thuở nào.
- Kiến Trúc của Dinh: Biệt Điện (BĐ) có 2 tầng

1/Tầng trệt: Dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng Triều Cương Thổ.
- Gồm có các phòng:
+ Phòng làm việc: gồm một bàn làm việc, trên bàn có 2 chiếc điện thoại (bên phải của vua BĐ, bên trái của Nguyễn Văn Thiệu), dãy cờ tượng trưng cho mối ban giao với các nước trên thế giới, tượng vua BĐ và vua Khải Định, 4 thanh kiếm của thị vệ đại thần.
+ Phòng tiếp khách thân mật: dùng để tiếp những người thân trong hoàng tộc. Có trưng bày cặp sừng nai do BĐ săn được tại núi Lang Bian.
+ Phòng Khánh Tiết: Dùng để hội họp. Chiêu đãi yến tiệc. Trưng bày bức tranh đền Ăngcovat do hoàng thân Xi Ha Núc tặng nhân ngày sinh nhật của BĐ  năm 1951, bản đồ danh lam thắng cảnh tượng trưng cho 3 miền Bắc Trung Nam...ngoài ra còn có phòng Bí Thư  riêng ngay cửa ra vào, phòng vui chơi của công chúa và hoàng tử...

2/ Tầng lầu:
Gồm phòng ngủ của BĐ, hoàng hậu Nam Phương cùng thái tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng. Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng Nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ năm 1939) nên trong phòng trang hoàng toàn màu vàng.
Vua BĐ có một bà vợ chính thức là Hoàng Hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan), con nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Từ năm 1949, khi hoàng hậu Nam Phương đưa các con sang sống và học tập bên Pháp thì BĐ chung vui với 3 thứ phi là Bùi Mộng Điệp, Phi Ánh và bà Jenny Woong (người Hương Cảng). Ba thứ phi ở 3 dinh riêng tại Đà Lạt, mỗi khi cựu hoàng cần thì đưa xe đến đón dùng cơm chiều với ông rồi ở lại luôn trong Dinh. Sáng hôm sau xe đưa các bà trở về dinh của mình. theo nhiều người đã từng phục vụ BĐ kể lại thì cựu hoàng BĐ mê bà Mộng Điệp hơn do bà vừa có sắc đẹp lại trẻ trung. BĐ đã có với bà này 3 người con là hoàng nữ Phương Thảo, 2 hoàng nam Bảo Hoàng và Bảo Sơn.
Sau khi Toàn Quyền Đông Dương có nghị định thành lập tỉnh Lang Bian (06/01/1916), ngày 20/04/1916 Hội Đồng Nhiếp Chính Vua Duy Tân đã cho ban hành dụ thành lập Thị tứ Đà Lạt. năm 1917, Đoàn Đình Duyệt - Thượng thư Bộ Công của triều đình Huế đã vào Đà Lạt nghiên cứu việc  vây dựng hành cung. Thế nhưng phải mất 16 năm sau, năm 1933 đến khi Bảo Đại lên ngôi và chấp nhận làm ông vua bù nhìn cho Pháp thì Biệt Điện mới chính thức được khởi công xây dựng, sau khi BĐBĐ khánh thành, Hoàng Đế Bảo Đại  gần như chuyển  "hộ khẩu thường trú" từ Huế vào Đà Lạt. Thỉnh thoảng, có lễ nghi trọng đại "Đức Kim Thượng" mới chịu rời BĐBĐ về kinh đô Huế  cho có mặt rồi lại "bay" vào thành phố mộng mơ. Rượu ngon, gái đẹp, nhà vua hầu như quên hết chuyện "sơn hà xã tắc" và cũng chẳng thiết tha gì đến "bầu đoàn thê tử"
Mặc dù trong DBĐ có xây phòng riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu, hoàng tử Bảo Long và các công chúa : Phương Mai, Phương Dung, Phương Liên khá lộng lẫy,nhưng phải vào dịp hè, dịp tết các hoàng tử, công chúa mới được vào đây nghỉ  mát độ vài tuần lễ và thăm sức khỏe của Đức Kim thượng.
Xa vợ con, Đức Kim Thượng đâm ra trữ tình và mê săn bắn. Ngày ngày Hoàng đế thức dậy vào lúc 8h sáng và đi ngủ vào lúc 9h đêm. Tất cả mọi việc triều chính hầu như đã có các quan người Pháp coi sóc, nhà vua chỉ việc ăn chơi và tiếp khách. Đức kim thượng thích mặc đồ Tây, ăn cơm Tây hơn là mặc Quốc phục ăn cơm ta. Ngài ít uống rượu nhưng hợp khẩu vị nhất vẫn là Cognac và sau đó là...giai nhân. Mỗi lần đi thưởng ngoạn chẳng may gặp người đẹp thì Hoàng đế "cầm lòng không đậu", chỉ  còn cách mật lệnh cho các quan hầu cận bằng mọi giá phải "điệu" cho bằng được "người ngọc" về Dinh cho thỏa chí mây mưa. Những cuộc tình hối hả, vụng trộm của Đức Kim Thượng thì không sao kể xiết, nhưng da diết nhất vẫn là với những người tình: Mộng Điệp, Phi Ánh, Génie và trước đó là cô vũ nữ Lý Lệ Hà...Song để tránh sự nhòm ngó của quần thần và bàn dân thiên hạ cũng như đối phó với những cơn ghen của Hoàng Hậu Nam Phương, nhà vua phải mua sắm riêng cho mỗi cô tình nhân một căn nhà ở ngoại ô nhằm tiện việc vui vầy duyên cá nước.
Năm 1949, Bảo Đại (BĐ) tặng cho người đẹp Mộng Điệp một ngôi biệt thự khá sang trọng ở đường Paul Doumer (nay là khu tập thể 14 Hùng Vương), sắm cho người tình Génie một căn biệt thự khác ở số 03 Nguyễn Du, mua cho giai nhân Phi Ánh  một căn nhà xinh xắn ở gần Ga Đà Lạt.
Đêm đêm khi màn sương buông trùm xuống thành phố, Đức Kim Thượng lại bí mật  tìm về tổ uyên ương để đắm chìm trong "bể ái nguồn ân". Có những ngày đẹp trời, men tình dậy sóng, nhà vua còn đánh liều cho vời từng nàng vào DBĐ dùng cơm, cùng dạo vườn Thượng Uyển và ở lại chăn gối qua đêm. Nhằm bồi dưỡng cho cơ thể và tăng cường sinh lực sau mỗi đêm "chiến đấu" liên tục, ngoài những món sơn trân, hải vị nhà vua thường phải dùng đến sâm nhung, hổ cốt. Kết quả của những cuộc tình vụng trộm và bỏng cháy. Đức Kim thượng đã để lại cho mỗi người tình một...bầu tâm sự. Mộng Điệp đã có con ngoại hôn với BĐ. Hoàng Hậu Nam Phương và Bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại) biết khá rõ  việc ăn chơi trác táng của nhà vua, nhưng không thể nào can ngăn được, chỉ còn biết trách móc và đau khổ.
Tháng 04/1994, con gái cùa bà Mộng Điệp là Mộng Hiền - một "giọt máu rơi" của BĐ sau bao năm bôn ba nơi đất khách quê người đã tìm về BĐBĐ ở Đà Lạt và xin nghỉ lại qua đêm trong phòng của Cựu hoàng nhằm hồi tưởng lại những giờ phút hồng hoang đầy hạnh phúc và đau đớn của mẹ mình với thiên tử ở chốn tôn nghiêm này.
Trong những ngày tha phương cầu thực  trên Thành Phố Hoa vào những năm 1950, khi  chưa trở thành bà cố vấn, Trần Lệ Xuân cũng đã từng đem nhan sắc của mình vào "yết kiến" BĐ bằng cách dạy đàn Piano nhằm kiếm chác chút đỉnh vàng bạc châu báu về nuôi chồng trong lúc khó khăn, túng thiếu. Ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên, với thân hình căng đầy nhựa sống, lẳng lơ và rạo rực của Lệ Xuân cũng đã khiến một đấng quân vương đa tình như BĐ phải ngây ngất. Còn Lệ Xuận sau những lần được BĐ trọng hành và sủng ái, nàng cũng thường xuyên lui tới để vui hưởng lạc thú ái ân, vì chồng nàng - Ngô Đình Nhu - một tay "bạch diện thư sinh" ốm o, gầy guộc, vốn nghiện thuốc Basto và ngày đêm chỉ biết xào nấu một số học thuyết phương Tây để cố sản sinh ra cái gọi là "Học huyết Cần Lao Nhân Vị" hơn là vui chuyện gối chăn. Sự việc rồi cũng đến tai Ngô Đình Nhu. Bức bối, đau đớn, nhưng Nhu không còn cách nào khác hơn là ngoảnh mặt làm ngơ để cho cô vợ trẻ mặc tình dâng hiến tấm thân vàng ngọc cho BĐ nhằm đổi lấy sự nghiệp và cuộc sống cho họ Ngô trong lúc "vận bỉ thời quan".
Những ngày sống ở BĐ Đà Lạt, ngoài cái thú rượu ngon, gái đẹp, BĐ còn có một đam mê khác nữa là những cuộc đi săn đẫm máu. Hồi ấy, tại đây  luôn có một trung đoàn Ngự Lâm và một tiểu đoàn Danh Dự thường xuyên túc trực để bảo vệ thiên tử. Ngài thường thích tổ chức những cuộc săn với quy mô  lớn và đi thật xa tận Đam Rông, Đắc Tô, Đắc Sút, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Bảo Lộc vì ở những nơi đó có nhiều thú rừng quý hiếm như Min, Hổ, Voi, Tây U (Tê Giác)...
Để chuẩn bị cho một cuộc đi săn cho nhà vua, hầu như các quần thần đều phải vã mồ hôi trán: Nào là đội kinh tượng, nào là phải lo phục dịch ăn uống, an toàn tính mạng cho Đức Kim Thượng. Mỗi lần được lệnh đi săn của Hoàng Đế là phải lo đủ 10 voi, 15 con ngựa Bách Thảo, hơn 10 tay súng thiện xạ để đi theo bảo vệ và ít nhất  cũng phải có 3 đầu bếp giỏi cùng đi để lo việc ẩm thực cho ngài. Trọng trách chỉ huy việc này được giao về cho Lãnh Binh Song và cụ Nguyển Đức Hòa. Chính cụ Hòa đã từng chứng kiến tận mắt nhiều cảnh tượng hãi hùng khi nhà vua và đoàn tùy tùng cùng săn đuổi, tàn sát những con Min (trâu rừng) vô tội một cách không thương tiếc. Cả đàn Min, con nào con ấy tròn trịa nhưng những quả sim rừng đang ung dung gặm cỏ, nghe thấy tiếng vó ngựa của đoàn thiên tử đi săn vội vàng tháo chạy, Nhưng không còn kịp nữa, những họng súng đen ngòm bủa vây từ tứ phía, thi nhau nhả đạn. Chỉ trong phút chốc, Min mẹ, Min con ngả gục, quằn quại trên vũng máu!
Để có thể săn được cọp - loài chúa sơn lâm háu ăn và liều lĩnh, BĐ đã khôn khéo học cách người Pháp đã áp dụng với ngài: lấy thịt Nai ra nhử. Những con Hổ đẹp mã lập tức vồ lấy con mồi, nào ngờ ngay sau đó đã ngã quỵ trước mũi súng của ngài và đoàn tùy tùng. Da của nó được đưa về làm thảm trong Biệt Điện và biếu tặng. Thịt được chia cho mọi người, riêng phần xương được thu vén cẩn thận để nấu cao nhằm bồi dưỡng cho Đức Kim Thượng sau những đêm ái ân mệt mỏi.
Một ngày nọ tại Băng Đung, Hoàng Đế BĐ vừa đưa ống nhòm lên đã phát hiện một đàn voi mẹ, voi con, mới xuống suối uống nước lên đứng phơi nắng, nhẩn nha trên đồng cỏ xanh. Ngay tức khắc, nhà vua ra lệnh cho đoàn tùy tùng dùng dây thòng lọng bủa vây khắp nẻo để chuẩn bị bắt voi con khi chúng tháo chạy. Sau đó, ngài quyết định chọn những con voi bố, mẹ to nhất đồng lọat nổ súng. Những tấm thân bồ tượng ngã xuống! Bầy voi ngơ ngác, hoảng loạn bỏ chạy. Thật không may cho những chú voi con xinh xắn rơi vào bẫy  thòng lọng giăng sẵn. Nhà vua chỉ cần ra lệnh cho các nài voi đưa voi lớn đã thuần dưỡng đến kẹp cổ, xiềng 2 chân trước dắt đi. Trong suốt hàng chục năm trị vì thiên hạ ở BĐĐL, theo cụ Nguyễn Đức Hòa cho biết: BĐ đã bắt sống và giết hại ít nhất 20 con voi theo kiểu như vậy.
Từ sau ngày Hoàng Hậu Nam Phương đưa con sang Pháp định cư (1950 - 1954), BĐ hầu như cấm cung tại BĐĐL để vui hưởng lạc thú. Sau đó, những căn phòng của Hoàng Hậu và các Hoàng tử, Công chúa được dùng làm nơi ngủ nhờ cho một số Hoàng Thân Quốc Thích như: Bửu Lộc, Vĩnh Cẩn và có lúc còn là nơi ngủ qua đêm của Ngô Đình Diệm. Sau năm 1963, BĐBĐ trở thành nơi nghỉ mát của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với vợ con, người tình trong mỗi dịp xuân hè.
Năm 1988, người ta đã phát hiện ra một số bảo vật gồm 122 món ngọc ngà, châu báu của triều Nguyễn do bà Từ Cung (mẹ vua BĐ) đem từ Huế vào. Theo một tài liệu đáng tin cậy thì số bảo vật này là của cải riêng của thái hậu Từ Cung và Cựu hoàng BĐ, được Chính phủ Cách Mạng lâm thời (tháng 9/1945) cho phép tự do sử dụng. Đáng chú ý có nhiều đồ dùng bằng ngọc như thau rửa mặt bằng vàng nạm 16 viên ngọc, các loại bát ngọc, dĩa ngọc, một số đồ dùng bằng vàng. Số bảo vật này đang được lưu giữ tại kho bạc tỉnh Lâm Đồng và chưa dám khui ra vì địa phương rất lo lắng đến phương án bảo vệ. Qua các tài liệu còn lưu giữ được thì có lẽ đây là bộ sưu tập về ngọc đầy đủ nhất, quý giá nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam còn lưu giữ được cho đến ngày nay.
Phía ngoài dinh (từ ngoài vào mé bên trái) vẫn còn hầm rượu của BĐ nằm chìm dưới đất, cửa vào trông ra mé đồi thông. Theo nhiều người kể lại thì ngày trước  BĐ có rất nhiều loại rượu ngoại, chủ yếu là ảnh hưởng của lối sống Pháp. Thường bữa trưa ông thích ăn cơm ta và chiều ăn cơm tây, một điều lạ là ông không thích nhậu nhẹt mà chỉ để tiếp khách. Nếu ăn cơm ta thì dọn các món lên một lần, còn cơm tây thì dọn từng món một.

Một số căn phòng được phục chế trong Dinh 3:
¢ Phòng làm việc của vua Bảo Đại: tại đây hiện vẫn còn nguyên như bàn làm việc, điện thoại (bên phải là của vua Bảo Đại, bên trái là của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu). Chính giữa có kệ tủ, bên trên có tượng vua Khải Định đặt ở hai bên, giữa là tượng vua Bảo Đại, 4 thanh kiếm của thị vệ đại thần, 2 dãy cờ 2 bên tượng trưng cho mối bang giao với các quốc gia trên thế giới, chiếc mũ khi đi môtô của vua Bảo Đại. Bên trái là ảnh gia đình. Trong kệ có sách săn hóa, kinh thánh và 2 ấn nổi bằng đồng của vua Bảo Đại khi làm Quốc trưởng Hoàng Triều Cương Thổ.
¢ Phòng tiếp khách: là nơi dùng tiếp khách của vua Bảo Đại, trong phòng có trưng bày đàn piano, là cây đàn mà hoàng hậu Nam Phương thường sử dụng. Ngoài ra còn có bức tranh sơn mài vẽ đền Angkor do một người bạn Campuchia tặng nhân ngày sinh nhật vua Bảo Đại vào năm 1951 và có một bức sơn dầu vẻ cảnh Thái Miếu ở Huế. Bên trên lò sưởi là cặp sừng min (trâu rừng) do vua Bảo Đại săn được ở đèo Krông Pha.
¢ Phòng tiếp khách thân mật: là nơi dùng tiếp những người thân trong hoàng tộc. Bên trên còn trưng bày cặp sừng nai do vua Bảo Đại đi săn được tại 1 vùng núi thuộc dãy Langbian.
¢ Phòng Khánh tiết: là nơi dùng để hội họp, chiêu đãi yến tiệc. Phòng trang trí tranh sơn mài vẽ cảnh núi rừng Tây Nguyên, bản đồ do một nhóm du học sinh tại Pháp vẽ tặng năm 1952 có hình bản đồ Việt Nam và các danh lam thắng cảnh tượng trưng cho 3 miền Bắc - Trung - Nam và một bức tranh vẽ điện Kiến Trung ở Đại Nội - Huế, ngoài ra con có một tượng bán thân vua Bảo Đại mặc quốc phục, đeo thẻ bài và huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh.
¢ Phòng giải trí: có để hai chiếc võng gọi là "Võng đào" dành riêng cho vua và hoàng hậu.
¢ Phòng sinh hoạt gia đình: trong phòng có 6 chiếc ghế, ghế dài của vua và hoàng hậu, hai ghế dành cho thái tử Bảo Long và hoàng tử Bảo Thăng, 3 ghế còn lại dành cho 3 công chúa Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung.
Tất cả đều như chỉ mới hôm qua, tạo cho du khách mường tượng được cuộc sống vương giả của các bậc vua chúa trước đây.

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy
" 22/10/1913: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy được sinh ra tại Huế (nhằm ngày 23/9 năm Quý Sửu)
" 28/3/1922: được sách lập Đông Cung Hoàng Thái Tử
" 15/6/1922: cùng vua cha Khải Định xuất hành Tây du để thượng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille
" 6/1922: được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung Kỳ nhận làm con nuôi, cho ăn học tại Pháp
" 11/1925: từ Pháp về nước thọ tang vua cha Khải Định tạ thế ngày 25/11/1925
" 8/1/1926: được tôn lên kế vị, lấy niên hiệu là Bảo Đại, vua thứ 13 triều Nguyễn khi đúng 13 tuổi  3/1926: trở lại Pháp để tiếp tục học "nghề làm vua"
" 1932: hồi loan trở về nước chính thức cầm quyền chức vị vua; mở cuộc ngự du đầu tiên trong nước để đi thăm lăng tẩm và
chiêm bái vong linh tiên đế nhà Nguyễn
" 12/1933: ngự du Bắc kỳ thăm dân chúng
" 20/3/1934: làm lễ cưới với Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan (con cái Nguyễn Hữu Hào và Lê Thị Bình - điền chủ đất Gò Công)
" 23/3/1934: sắc phong cho vợ là Nguyễn Hữu Thị Lan là Nam Phương Hoàng Hậu
" 4/1/1936: Nam Phương Hoàng hậu sinh hạ hoàng tử Bảo Long
 9/3/1945: Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương

" 19/8/1945: Cách mạng Tháng tám thành công, toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp và chế độ quân chủ, Bảo Đại xin thoái vị
" 30/8/1945: Bảo Đại chính thức thoái vị và trao ấn kiếm cho đại diện chính phủ lâm thời Việt Nam vừa đuợc thành lập.
" 9/1945: ra Hà Nội nhận chức Cố vấn Tối cao Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
" 6/1/1946: được bầu làm đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa

" 16/3/1946: sang thăm Trung Quốc trong phái đoàn nước Việt Nam DCCH và nhân dịp này ở lại Trung Quốc
" 12/1947: sang Luân Đôn gặp một số yếu nhân Anh, Pháp để bàn về vấn đề Việt Nam
" 1/1948: đi Genève gặp một số yếu nhân Pháp để bàn tiếp về vấn đề Việt Nam
" 5/3/1948: từ Genève trở về Hồng Kông
" 24/4/1949: trở về Việt Nam
" 14/6/1949: tại Toà Đô Sảnh Sài Gòn, Cao ủy Pignon và cựu hoàng Bảo Đại trao đổi các văn kiện về Thỏa ước Elysée; Sau đó, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế, để có một địa vị quốc tế hợp pháp
" 2/7/1949: về VN chấp chính với danh nghĩa Quốc trưởng VN
" 16/6/1954: chính phủ Bửu Lộc từ chức; Quốc trưởng Bảo Đại cử Ngô Đình Diệm về nước
" 6/7/1954: Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới
" 30/4/1955: Hội đồng Nhân dân Cách mạng thành lập và tuyên bố truất phế Quốc trưởng Bảo Đại
" 4/10/1955: một Uy ban trưng cầu dân ý thành lập, đưa ý kiến đòi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và suy tôn Thủ tướng Ngô
Đình Diệm lên làm Quốc trưởng thay thế Bảo Đại
" 15/9/1963: Hoàng hậu Nam Phương tạ thế tại Pháp

" 1982: Cựu hoàng Bảo Đại lấy vợ kế là bà Monique Baudot làm vợ chính thức, có hôn thú và gia nhập đạo Thiên Chúa
" 1/8/1997: Cựu hoàng Bảo Đại tạ thế tại Quân y viện Val de Grace (Paris), thọ 84 tuổi; thi hài được an táng tại Nghĩa trang Công giáo, số 2 Commandant Scholoesing, Quận 16, Paris, Pháp.

Dinh BĐ là một Dinh Thự vô cùng trang nhã, nằm trong khung cảnh thơ mộng tuyệt vời có một điều gì đó khó hiểu hơn là một đời sống hưởng thụ của 1 hoàng gia có một ông vua chỉ thích nghi lễ, hình thức bề ngoài lại ham săn bắn, ăn chơi, không có tinh thần trách nhiệm đối với sứ mạng lãnh đạo của ông.

Tin Tức - Các Chương Trình Tour