Nằm ở độ cao 2.169m so với mặt nước biển,
Lanbiang ẩn chứa trong mình truyền thuyết về một tình yêu say đắm, vượt ra
ngoài lễ giáo phong kiến. Lanbiang còn được ví như "nóc nhà" của cao
nguyên Lâm Viên, nóc nhà Đà Lạt, là chốn lý tưởng để du khách tận hưỡng những
cảm xúc bồng bềnh, là nơi mà bao lữ khách khát khao chinh phục, khám phá những
bất ngờ và thỏa chí phưu lưu, tang bồng.
Cách trung tâm Đà Lạt 12km về phía Bắc thuộc địa phận huyện Lạc
Dương, hai ngọn Lanbiang sừng sững như một chứng tích thần kỳ. Núi có 2 đỉnh
nên còn được gọi là núi Ông và núi Bà. Người dân nơi đây thường gọi tên núi Bà
là do quan niệm về chế độ mẫu hệ. Những ngày trời nắng đẹp, từ phía Hồ Xuân
Hương, du khách có thể nhìn thấy hai ngọn núi đứng cạnh nhau như để chở che cho
nhau. Nhiều người còn ví dãy núi như người phụ nữ đang năm, hai ngọn núi như
hai bầu ngực căng tràn sứ sống.
Dường như mỗi cảnh quan, mỗi điểm du lịch ở Đà Lạt đều gắn với một
truyền thuyết, huyền thoại. Huyền thoại về núi Lanbiang từ lâu trở thành
"nơi không thể không đến" của bao lũ khách khi đặt chân đến vùng đất
cao nguyên này. Vẻ đẹp, sức hấp dẫn và bí ẩn của Lanbiang luôn mang đến cho du
khách sự ngạc nhiên, tiếp đó là ham thích phiêu lưu, mạo hiểm "tìm
đường" chinh phục. Dưới chân núi có các dân tộc thiểu số sinh sống như
:Lạch, Cà Ty…sinh sống. Những du khách yêu thích văn hoá truyền thống hay các
nhà nghiên cứu Đông y có thể đến đây để tìm hiểu.
Trên đường lên núi ta có thể thấy nhiều loại hoa dại ven đường đi
như hoa Dâm Bụt, hoa Hồng Dại…đặc biệt là hoa Mimosa.
*Có huyền thoại
kể về Lang Biang.
Ngày xưa trời có hai người con, chị giá tên Biđúp, em trai tên là
Lang Biang.Ngày ấy họ theo tục nhà trời người con gái có mọi quyền hành trong
gia đình. Càng lớn Biđúp càng có nhiều quyền lực trong tay nên cô tự kiêu,độc
ác và lạnh lùng. Ngược lại Lang Biang thì điềm tĩnh, có trí, anh hùng và tự
lập.
Do tính khí dối lập của hai chị em đã xảy ra cuộc chiến giữa hai
người, giữa cái thiện và cái ác.Với trí tài cao, dũng mãnh nên Lang Biang đã
chiến thắng. Biđúp chịu thua và nhường chỗ cho Lang Biang ngọn núi cao nhất
này.
*Chuyện tình Lang Biang:
Ngày xưa ở trên vùng La Thượng Ngự có 2 bộ tộc lớn là Lạt và Sre’.
Hai bộ tộc này có mối thù truyền kiếp mà tưởng như không bao giờ xoá được.
Tộc Lạt có vị tù trưởng dũng mãnh, trẻ tuổi tên Lang. Tộc Sre’ có
người con gái xinh đẹp tên Biang con gái của tộc trưởng Trềnh. Một hôm Biang
đang mải hái hoai bắt bướm thì có một con rắn tinh lao tới tính ăn thịt cô
trong lúc đó chàng Lang đi ngang đã ra tay giết tinh để cứu cô gái. Hai người
đã có một mối tơ duyên với nhau, nên về nhà thương thầm nhớ trộm nhau. Hai
người đem lòng yêu nhau nhưng tộc trưởng Trềnh không đồng ý vì mối hận năm xưa
của hai bộ tộc. Quá đau khổ hai người đã tìm đến cái chết để chứng minh tình
yêu của nhau và hứa sẽ mãi mãi ở bên nhau. Sau đó 2 linh hồn đã được hai bộ tộc
đem về cõi vĩnh hằng và chôn ở núi Bang không hiểu sao thời gian trôi qua hai
ngọn núi to dần lên và trở thành ngọn núi Lang Biang ngày nay. Cũng từ 2 cái
chết đó mà hai bộ tộc đã xoá thù hận với nhau và sống hoà thuận cho tới bây
giờ.
Cuối năm 1999 công ty du lịch Lâm Đồng đã cho xây dựng tại chân núi
Lang Biang một khu du lịch có kiến trúc dân dã xinh đẹp và tiện nghi cho việc
nghỉ ngơi của du khách. Ngoài ra còn có con đường nhựa để đưa du khách lên đến
đỉnh và chiêm nghưỡng cảnh đẹp.
Lang Biang được xem là khu du lịch đặc thù với loại hình du lịch dã
ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân nơi đây. Cả
vùng đồi của Lang Biang được bao phủ bằng lớp cỏ dày, cao và xanh mướt vào mùa
mưa. Thung lũng là nơi sinh sống của nhiều loại động, thực vật. Lưng chừng núi
có một thung lũng khá lớn, nơi tổ chức thành công lễ hội 100 năm Đà Lạt hình
thành và phát triển. Do đó, nó được gọi là Thung lũng trăm năm, được thiết kế
như một khu du lịch sinh thái, giải trí. Tại đây, du khách có thể thưởng thức
chương trình giao lưu, đốt lửa trại, uống rượu cần với đồng bào dân tộc, nghe
họ kể những câu chuyện và văn hoá của dân tộc mình.
Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm
với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao.
Từ trên đỉnh Lang Biang, bạn có thể khám phá vùng đất dưới chân
núi, tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây bằng cách men theo đường mòn đi
xuống rồi vượt qua những con thác nhỏ để vào làng.
Dù rong ruổi đếm từng bước tìm đến đỉnh núi hay lên bằng xe thì cảm
giác lâng lâng trong bạn sẽ còn đọng lại mãi. Trên đỉnh núi, đôi trai gái
K’lang và Biang đứng bên nhau, minh chứng cho sự tồn tại vĩnh hằng của mối tình
chung thuỷ, du khách đến đây đều thấy yêu hơn dãy núi huyền thoại này.
THIÊN TÌNH SỬ NÚI LANG BIANG
Lang Biang: Ngày 21-6-1893, đoàn thám hiểm người Pháp do bác sĩ
Alexandre Yersin dẫn đầu đến thác Prenn sau đó đặt chân lên cao nguyên Lang
Biang và đã tìm ra được "xứ hoa đào"! Nhưng truyền thuyết về ngọn núi
kiêu dũng và thơ mộng này có từ rất lâu mà người dân bản địa nơi đây vẫn lưu
truyền và kể lại trong mỗi mùa xuân về. Một già làng Cơ Ho ngồi bên đống lửa,
vừa uống rượu cần vừa chậm rãi kể. Ngày xưa, xưa lắm, vùng La Ngư Thượng - tức
Đà Lạt bây giờ đất đai màu mỡ, khí hậu quanh năm mát mẻ. Có nhiều bộ tộc sống ở
nơi đây và có hai bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng
đẹp trai, khỏe mạnh với một sức mạnh phi thường có thể thắng hàng nghìn thú dữ.
Thiếu nữ trong làng không ai "bắt" được chàng về làm chồng vì nghĩ
mình không xứng, chàng tên là Lang. Ở bộ tộc Srê có một người con gái mà nhan
sắc của nàng làm núi rừng phải nghiêng ngả, thú dữ phải bỏ chạy. Vì nhan sắc
tuyệt trần đó nên có hai con rắn hồ tinh ghen ghét và kiên quyết hãm hại nàng.
Một hôm nàng vào rừng hái quả thì bị bọn chúng tấn công. Chàng Lang đi săn,
thấy người gặp nạn đến cứu, giết chết bọn yêu quái và giải thoát cho nàng, nàng
tên là Bian. Cũng từ đó chàng Lang và nàng Bian đem lòng yêu mến nhau cho dù họ
khác bộ tộc và cách xa nhau mấy con suối. Họ cùng đi dạo trên những quả đồi La
Ngư Thượng, say sưa ngắm trăng và chàng Lang trao cho nàng Bian chiếc vòng cầu
hôn.
Tin lan truyền và đến tai Bạp (cha) của Bian, ông không chấp nhận
mặc dù Bian đã nài nỉ, khóc lóc, ông kiên quyết rằng: "Trước đây người
Lạch và Srê có thù oán nên con gái Srê không được bắt chồng người Lạch. Giàng
(Trời) đã ghi trong luật tục Bạp không có quyền thay đổi". Bian tuyệt vọng
và kiên quyết không bắt ai làm chồng nữa và thề sẽ trọn đời mang trong mình
chiếc vòng cầu hôn của Lang. Ngày hôm sau, Bian vượt qua nhiều cánh rừng để báo
tin cho Lang biết. Họ đau khổ khôn cùng. Bian khóc, nước mắt nàng tuôn trào hòa
vào con thác khiến cho nó gầm rú ngày đêm như khóc than cho mối tình tuyệt vọng
của hai người. Lang và Bian ngồi yên lặng bên nhau suốt ngày này qua ngày khác
mặc cho nắng gió sương đêm. Thế rồi sau một đêm giông tố họ đã qua đời, các bộ
tộc vô cùng thương xót. Trước xác hai con, hai già làng bắt tay nhau xóa mọi
hận thù và tập hợp các bộ tộc khác thành dân tộc Cơ Ho. Người dân thương cảm
hằng năm cứ đắp hai nấm mộ cao lên. Giàng thương xót phủ hoa lá thành một ngọn
núi xinh đẹp: núi Lang Bian như một thiên tình sử của hai người mãi hiện hình
trong tâm tư những người Cơ Ho.